221
1682
Đối ngoại
doingoai
/chinhtri/doingoai/
759992
Gặp người cuối cùng trong dòng họ tài phiệt Greenberg
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Gặp người cuối cùng trong dòng họ tài phiệt Greenberg
,

(VietNamNet) - Người cuối cùng trong dòng họ tài phiệt Greenberg (Mỹ) cho biết: Việt Nam sẽ là một “căn cứ điểm” để tập đoàn của ông này vươn tới chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm của toàn bộ bán đảo Đông dương này.

Đầu tháng 12 vừa rồi, ACE LIFE Vietnam đã tổ chức một lễ khai trương hoạt động chính thức tại Việt Nam sau 6 tháng nhận được giấy phép từ chính tay Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Soạn: AM 688993 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Evan Greenberg phát biểu tại buổi khai trương ACE LIFE Vietnam.

Cho đến thời điểm đó, tập đoàn này đã kịp đào tạo được 500 đại diện kinh doanh và có được 750 khách hàng. Sự quan tâm đặc biệt của họ với thị trường Việt Nam còn được thể hiện qua sự có mặt của cả hai ông sếp “bự” từ Mỹ qua, trong đó, đặc biệt có Chủ tịch kiêm TGĐ, ông Evan Greenberg.

Người cuối cùng trong dòng họ tài phiệt Greenberg này cho biết: Việt Nam sẽ là một “căn cứ điểm” để tập đoàn này vươn tới chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm của toàn bộ bán đảo Đông dương.

Đầu xuân, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Evan Greenberg về chiến lược làm ăn của ông tại Việt Nam.

Đến sớm vì hiểu Việt Nam

Soạn: AM 688995 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chuyên cơ riêng của Greenberg

- Lý do gì khiến ông lại triển khai mau lẹ hoạt động tại thị trường Việt Nam như vậy, trong khi New York Life, một tập đoàn khác được cấp giấy phép cùng lúcvẫn đang im hơi lặng tiếng?

- Mỗi công ty có cách tiếp cận thị trường riêng tuỳ theo chiến lược kinh doanh và cách đánh giá thị truờng. Đối với chúng tôi, Việt Nam là một thị trường mới nổi lên và rất có tiềm năng, vì vậy chúng tôi không thể chần chừ.

Thứ nhất là dân số Việt Nam khá đông với hơn 80 triệu người cần cù và năng động. Họ là những người rất gắn bó với gia đình, người lớn quan tâm đến tương lai con trẻ, người trẻ lo lắng cho sự an toàn và sức khoẻ của bố mẹ già. Đó là điều kiện tối quan trọng cho ngành bảo hiểm nhân thọ phát triển.

Thứ hai là sự phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ luôn gắn với sự tăng trưởng của một đất nước, mà tăng trưởng của kinh tế của Việt Nam tăng trưởng khá cao trong nhiều năm qua và sẽ còn tiếp tục nhiều năm nữa, nên không có gì phải lo lắng ở đây cả.

Điều cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh là chúng tôi không chỉ đơn thuần tham gia thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, chúng tôi muốn mang vào đây chuẩn mực của chúng tôi cùng với một điều gì đó thật đặc biệt để có thể tạo nên sự khác biệt.

Điều thật đặc biệt ở đây chính là việc chúng tôi đã tạo dựng được một đội ngũ điều hành toàn là người Việt. Sự hiểu biết thấu đáo họ về thị trường này giúp chúng tôi có thể nhanh chóng cung cấp những sản phẩm hoàn toàn mới ở Việt Nam với chất lượng dịch vụ cao.

- Việt Nam là một thị trường mà tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ mới có 7% (trong khi tỷ lệ trung bình ở các thị truờng khác là 20-25%). Ông có thấy đây là một điều đáng ngại?

Soạn: AM 688997 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dặn dò với Lâm Hải Tuấn, Phó Tổng Giám đốc ACE LIFE toàn cầu, Tổng Giám đốc ACE LIFE Vietnam trước khi lên máy bay.

- Thực sự ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam còn rất non trẻ, mới hoạt động chỉ được chừng 5 năm, chính, vì vậy nó thực sự chưa xâm nhập sâu được vào cuộc sống của người dân là lẽ đương nhiên.

Vả lại, theo những gì tôi được biết, khái niệm bảo hiểm nhân họ ở Việt Nam đang bị hiểu một cách lệch lạc, với khái niệm tích luỹ được nhấn mạnh nhiều hơn là khái niệm bảo vệ. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến điều này là những nhân viên bán hàng part-time của một số hãng bảo hiểm, dưới sức ép phải tăng thị phần, đã không cung cấp đầy đủ thông tin và sự tư vấn cần thiết cho khách hàng, và kết quả, như tôi đã nói, là có sự lệch lạc trong hiểu biết về bảo hiểm.      

Tuy nhiên, nền kinh tế VN đang ngày càng phát triển, và điều này khiến cho những người thuộc tầng lớp trung lưu đang ngày càng có cuộc sống tốt hơn, và họ có thu nhập cao hơn và như vậy họ có thể có những nguồn chi phí tốt hơn để bảo vệ cho họ và tài sản của họ thông qua tích luỹ và bảo vệ.

- Với tư cách là thành viên Hội đồng Tư vấn Cấp cao của Chính phủ Việt Nam (về Tăng cường Năng lực Cạnh tranh của nền Kinh tế Việt Nam), ông có khuyến nghị gì với Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thị truờng bảo hiểm?

- Đơn giản thôi. Đó là tính thanh khoản và tính chuyên nghiệp.

- Thị trường Việt Nam có ý nghĩa gì đối với chiến lược phát triển của tập đoàn các ông?

- Việt Nam sẽ là một thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển rất nhanh, và đối với tập đoàn chúng tôi, đây là một “căn cứ điểm” để chiếm lĩnh toàn bộ bán đảo Đông dương này.

Trong thời gian ngắn ngủi ở thành phố Hồ Chí Minh lần này, tôi đã kịp đi xem một số công trình đang được xây dựng, và tôi thực sự ấn tượng trước sự đổi thay ở đây. Tôi đã quyết định xin giấy phép thành lập một quỹ đầu tư. Và cũng đừng ngạc nhiên nếu trong một tuơng lai gần anh nhìn thấy một toà cao ốc mang tên “ACE Building” tại thành phố này.  

Năm 2005 là thời điểm quá khó cho Việt Nam

- Nhân chuyện WTO, ông nhận xét là kinh tế Việt Nam phát triển rất mạnh và hoàn toàn tin tưởng ở tương lai thị trường này, nhưng Việt Nam vẫn chưa là thành viên của WTO. Như vậy liệu Việt Nam có thể tiếp tục phát triển mà vẫn đứng ngoài WTO được không? 

- Không! Chỉ một khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại toàn cầu này, dòng vốn đầu tư mới đổ vào đây, bởi vốn chỉ đổ vào những nơi có lợi nhuận cao và môi trường kinh doanh thân thiện với nhà đầu tư. Quy định và chế tài của WTO bảo đảm điều đó.

Chính phủ Việt Nam hiểu rõ điều này, và đó chính là lý do vì sao Hội đồng Tư vấn cao cấp Tăng cường Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, bao gồm nhiều công ty Mỹ và phía Việt Nam, đã được thành lập.

Ngoài mục tiêu lâu dài được thể hiện trong tên gọi của nó, Hội đồng này có nhiệm vụ giúp chính phủ trong việc tiếp tục những cải cách cần thiết để gia nhập WTO, đồng thời cải thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức toàn cầu này.

Soạn: AM 689003 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Greenberg tạm biệt để lên máy bay về nước.

- Tập đoàn ACE đã lobby (vận động hành lang) rất mạnh cho việc tạm dỡ bỏ Tu chính án Jackson-Vanik góp phần mở đường cho Hiệp định thương mại song phương được ký kết. Thế cón lần này với WTO thì sao?

- Cũng không hẳn là lobby theo ý anh hiểu đâu. Theo đánh giá của riêng tôi Việt Nam cần sự trợ giúp trong việc tìm hiểu xem quá trình đó diễn ra như thế nào, và họ cần phải làm gì để thúc đẩy nhanh quá trình này.

Tôi cho rằng Việt Nam đã có cách hiểu đầy đủ và rõ ràng về vấn đề này, cho nên điều mà chúng tôi có thể giúp họ là cử đến Việt Nam một chuyên gia giỏi. Ông ta vốn là trọng tài tại WTO và hiểu rõ chân tơ kẽ tóc tổ chức này.

Tôi không tin rằng về phần mình Việt Nam đã cố gắng hết sức để thúc đẩy quá trình này. Đó là trách nhiệm của phía Việt Nam, bởi họ phải hiểu rằng chính họ, chứ không phải Hoa Kỳ, là nước làm đơn xin gia nhập WTO.

Còn chuyện lobby mà anh quan tâm, đó chỉ là vấn đề kỹ thuật. Sau khi hai bên đã đạt được thoả thuận kết thúc đàm phán, lúc đó một công ty tư nhân có thể tham gia vào việc thúc đẩy quá trình này đi nhanh hơn nữa. Đó là thu hút sự chú ý của Quốc hội để họ đưa vấn đề này vào trong chương trình nghị sự, và tất nhiên là vận động các nghị sĩ thông qua.

Dù sao tôi vẫn tin rằng Việt Nam có thể kết thúc đàm phán song phương với Mỹ vào mùa xuân tới.

- Xin hỏi ông câu cuối cùng. Một người bạn tôi, vốn từng là Tham tán Sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, có nói rằng đã nhìn thấy bức ảnh một nguời trong dòng họ Greenberg chụp với 4 đời tổng thống Mỹ, ông Greenberg đó đứng giữa một bên là Clinton và Carter, bên kia là Bush cha và Reagan. Ai vậy thưa ông?

- Ông Greenberg: Đó là cha tôi, và bức ảnh đó treo tại văn phòng ông tại AIG. (Ông Greenberg cha đã rời khỏi chức vụ Chủ tịch AIG từ cuối năm 2004, sau 60 năm làm việc tại hãng bảo hiểm hàng đầu nước Mỹ này – NV).

- Xin cám ơn ông!

  • Anh Hoàng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,