221
1682
Đối ngoại
doingoai
/chinhtri/doingoai/
752461
Vào WTO, thế giới sẽ mua gì của chúng ta?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Vào WTO, thế giới sẽ mua gì của chúng ta?
,

(VietNamNet) - Sau khi vào WTO, Việt Nam sẽ bán dầu thô, gạo, hàng may mặc, thủy hải sản dạng thô, và mua... tất cả các mặt hàng còn lại? Một góc nhìn khác về WTO của Tiến sĩ Luật học Lê Nết.

"Lỡ tàu" WTO hay chuyện "tái ông mất ngựa"? 

Nguyên trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam Nguyễn Đình Lương phát biểu: “Trong quá trình hội nhập, chúng ta còn có những cái được như: mất đi những qui định luật pháp tối nghĩa, khó thực thi, gây khó dễ cho việc làm ăn của doanh nghiệp; mất đi cách làm ăn trì trệ, dựa dẫm, tắc trách; mất đi những cán bộ lười biếng, kém năng lực; mất đi những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, liên tục thua lỗ”. Do đó, hội nhập càng nhanh thì dân càng mừng, và việc gia nhập WTO là điều nên làm càng sớm càng tốt.

Soạn: AM 671795 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vào WTO, Việt Nam có thể cạnh tranh ở những mặt hàng gì? 
(Minh họa: Tuổi Trẻ)

Song thực ra, việc xây dựng nhà nước pháp quyền, với hệ thống pháp lý minh bạch, xoá sổ các doanh nghiệp thua lỗ xuất phát từ nhu cầu thực tại của Việt Nam. Không vào WTO ngay thì chúng ta cũng phải làm, với điều kiện Chính phủ Việt Nam đủ quyết tâm. Câu hỏi của WTO lẽ ra phải là: khi tham gia vào WTO, thế giới sẽ mua gì ở chúng ta? Nói cách khác: Việt Nam có thể cạnh tranh ở những mặt hàng gì? 

Thật ra, chúng ta mới chỉ xuất khẩu được hàng hoá dưới dạng thô, còn những hàng hoá có hàm lượng chất xám cao thì vẫn chưa đủ sức cạnh tranh.  Năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo báo cáo của World Economic Forum trong những năm qua liên tục giảm (hiện đang đứng thứ 81). 

Nói một cách hình tượng: sau khi vào WTO, Việt Nam sẽ bán dầu thô, gạo, hàng may mặc, thủy hải sản dạng thô, và mua tất cả các mặt hàng còn lại! Song, ngoại trừ hàng may mặc, các mặt hàng xuất khẩu còn lại không phụ thuộc vào việc có tham gia vào WTO hay không. 

Bên cạnh đó, hàng may mặc, giày da của Việt Nam thì hiện chưa cạnh tranh được với Trung Quốc.  Các chuyên gia kinh tế lại cho rằng, vào WTO là nhắm đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trong tương lai. Như vậy, câu hỏi bây giờ không phải là vào hay không vào WTO, mà khi nào thì nên vào.

Trong bài “WTO và Việt Nam” ngày 28/11/2005 trên tạp chí Wall Street Journal, Luật sư Fred Burke cho rằng nếu muốn vào WTO bây giờ, thì Việt Nam sẽ phải mở cửa một số ngành được bảo hộ như tài chính, viễn thông và cam kết thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả hơn.  Những thách thức này thoạt nhìn có vẻ lớn, song thực ra không phải vậy. 

Đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đây không phải là vấn đề khó, vì điều này phù hợp với chiến lược phát triển tiềm lực khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Đối với lĩnh vực viễn thông cũng vậy.  Hiện nay, các gia đình có thu nhập trung bình hầu hết đã có máy điện thoại. Họ không dễ gì bỏ số điện thoại đang có của VNPT để đăng ký thuê bao một số điện thoại mới của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài. 

Vấn đề khó nhất có thể là việc mở cửa thị trường tài chính. Khi đó tất yếu sẽ dẫn đến cuộc đua lãi suất tiết kiệm và chất lượng dịch vụ, và người thua cuộc có thể là các ngân hàng quốc doanh, do hiện phải gánh số lượng nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước. Giải pháp cho vấn đề này có thể là cho giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả; và điều này sẽ dẫn đến nạn thất nghiệp.

Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là điều xấu, vì nếu các doanh nghiệp này trước sau gì cũng phải giải thể, thì người lao động ở đó nên tìm việc làm khác sớm chừng nào tốt chừng đó. Vấn đề là những người thất nghiệp đi làm ở đâu, và nếu họ không kiếm được nơi làm việc mới, họ có thể khởi nghiệp để trở thành một doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được không?

Như vậy, điều đáng lo ngại hơn cả là phải làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp SME, sao cho họ đủ sức hội nhập. 

Việc Việt Nam sớm gia nhập WTO trên lý thuyêt có thể mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp SME, nhưng chúng ta chưa xây dựng được thế mạnh, khác hẳn các doanh nghiệp Trung Quốc trước khi họ gia nhập WTO.

Hiện nay, các doanh nghiệp SME vừa mới phát triển, họ cần một thị trường trong nước đủ vững. Tiểu thương ở các chợ, các hiệu tạp hoá cần phải có thời gian để chuyển sang làm nghề khác trước khi hình thức buôn bán của họ bị các hệ thống bán lẻ nước ngoài lấn át.

Các nghiệp chủ nhỏ cần đủ thời gian để phát triển quan hệ với khách hàng lớn và có một số vốn nhất định trước khi chịu đựng sóng gió cạnh tranh từ nước ngoài. 

Vào WTO cần phải có chuẩn bị. Công tác chuẩn bị không phải chỉ là việc Nhà nước phải tiến hành chiến lược đàm phán như thế nào, mà còn là việc các doanh nghiệp trong nước cần xác định rõ rằng việc gia nhập WTO là xu thế không thể tránh khỏi, và cần nâng cao được sức cạnh tranh trước khi hội nhập; chứ không phải hội nhập đi đã, rồi chờ sức cạnh tranh sẽ tự nâng cao.

Thời gian chuẩn bị là bao lâu tùy thuộc vào nỗ lực của cả Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam. Song có thể nói rằng chưa bao giờ cơ hội dành cho các doanh nghiệp SME của Việt Nam lại tốt như bây giờ. 

nhiên, không có nghĩa là chúng ta nên kéo dài cơ hội này một thời gian nữa, song việc Việt Nam không gia nhập được WTO năm 2005 cũng là một chuyện “tái ông mất ngựa”.

Vào mà không chuẩn bị kỹ - cái giá sẽ đắt hơn?

Trong khoảng 1 - 2 năm trước khi chúng ta bước vào cuộc chơi WTO, là thời điểm quý giá cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đón chờ một cuộc đấu mới. Cụ thể là: tăng cường học hỏi phương pháp quản lý chuyên nghiệp, tiếp thị chuyên nghiệp, xây dựng chữ tín với khách hàng, xây dựng thương hiệu, đào tạo đội ngũ nhân viên đủ tầm và có trình độ ngoại ngữ. 

Nên chăng các ngân hàng, nhất là các ngân hàng cổ phần, chuyển từ hình thức cho vay dựa trên tài sản thế chấp sang hình thức cho vay dựa trên dòng lưu kim (cash flow)?  Kiến thức về quản lý rủi ro phải nhanh chóng được đưa vào ngân hàng. Nhà nước cần mạnh dạn ưu đãi thuế tối đa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (có doanh thu cả năm ít hơn 10 tỉ đồng), chấp nhận thất thu thuế trong 2 năm tới ở khu vực này.

Ngoài ra, cơ quan quản lý cạnh tranh phải sớm ra đời để có thể thực thi được Luật Cạnh tranh, bảo vệ được người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về mặt chính sách, Nhà nước nên hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào mặt mạnh của Việt Nam - đó là con người.  Dân số trẻ và thông minh là điểm rất mạnh của người Việt Nam. Để hội nhập, việc đầu tiên là phổ cập tiếng Anh và phổ cập Internet.  Sau đó, tuỳ từng khu vực (lao động trình độ cao và trình độ trung bình) mà Nhà nước cần có những định hướng khác nhau.

Đối với lao động trình độ trung bình, cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa người Việt Nam ra nước ngoài để học tập và kiếm thu nhập và khởi nghiệp, đồng thời giáo dục đạo đức, văn hoá, văn minh cho người Việt Nam trước khi ra nước ngoài.  Khi người Việt đã trở thành một cộng đồng đông dân khắp năm châu, họ sẽ là đầu cầu đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vươn ra thế giới.

Đối với lao động trình độ cao, cần tạo ra cạnh tranh trong ngành giáo dục để các trường trong nước sớm đuổi kịp các nước trong khu vực ít nhất là về chương trình đào tạo, sau đó là về nghiên cứu khoa học. Ngân sách nhà nước trong ngành giáo dục phải gắn với điều kiện cải tiến phương pháp và chương trình giảng dạy. Trường nào không chịu thay đổi nhất quyết phải bị cắt giảm ngân sách. Sau đó,  trong các trường nên tạo ra các vườn ươm doanh nghiệp (incubator) để sinh viên ra trường có thể trở thành chủ doanh nghiệp, cũng như các trung tâm xúc tiến thương mại hoá nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là người Việt Nam. Họ là những người sẽ ở lại Việt Nam - dù thành công hay thất bại. Họ là người đang tạo ra đa số công ăn việc làm ở Việt Nam. Sự ủng hộ của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với Nhà nước hiện nay là cần hơn bao giờ hết. 

Thời điểm gia nhập WTO hãy được coi là thời điểm các doanh nghiệp SME đứng vững trên thị trường nội địa và xây dựng được thế mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Biết rằng càng vào sau giá phải trả càng đắt. Tuy nhiên, bài học Mexico và Bangladesh vẫn còn đó. Nên nhớ, vào mà không chuẩn bị e rằng cái giá phải trả sẽ còn đắt hơn!

  • TS. Lê Nết
    Trường ĐH Luật TP.HCM

Hội nhập càng nhanh thì dân càng mừng, và việc gia nhập WTO là điều nên làm càng sớm càng tốt? Bạn nghĩ sao về ý kiến cho rằng chúng ta chưa vào WTO là chuyện tái ông mất ngựa?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,