221
1682
Đối ngoại
doingoai
/chinhtri/doingoai/
531002
Hai đêm trắng để ký thoả thuận VN-EU về WTO
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Hai đêm trắng để ký thoả thuận VN-EU về WTO
,

 “Tôi đã có 48 tiếng đồng hồ không ngủ”. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển với đôi mắt đỏ kè vì thiếu ngủ bước vào phòng họp báo cùng ông Pascal Lamy tuyên bố kết thúc đàm phán VN – EU.

Soạn: AM 167193 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hai Trưởng đoàn họp báo sau khi ký Hiệp định.

Kịch tính đến phút chót.

Không quá bất ngờ nhưng ai cũng có thể cảm nhận sự kịch tính của một vòng đàm phán với rất nhiều đồn đoán trái chiều.

Cuộc đàm phán bắt đầu từ sáng 5/10 đến 12h45ph ngày 9/10 mới kết thúc. Liên tục trong gần một tuần, các thành viên đoàn đàm phán đã làm việc thâu đêm.

“Riêng cá nhân tôi đã có 48 tiếng đồng hồ không ngủ. Và tôi chắc rằng ông Pascal Lamy cũng vậy”. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển với gương mặt đỏ gay, lấm tấm mồ hôi bước vào phòng họp báo. Trong khi đó, người đồng nhiệm của ông, Cao uỷ phụ trách Thương mại Pascal Lamy dường như chưa hết vẻ căng thẳng.

Trước đó, nhiều đồn đoán xảy ra xung quanh phiên đàm phán thứ 10 này. Sự hiện diện của ông Lamy, người có tư cách ký vào các thoả thuận thương mại của EU khiến nhiều người dự đoán VN và EU sẽ kết thúc đàm phán về WTO ngay trong dịp diễn ra ASEM.

Linh cảm trước một kết quả quan trọng sắp xảy đến, báo giới cũng “nghe ngóng” tình hình và liên tiếp đưa ra nhiều nhận định khác nhau.

Tuy nhiên, sau đó, phiên thương thảo diễn ra căng thẳng hơn những phỏng đoán ban đầu. Cho đến trưa hôm thứ Sáu, trước lễ ký một ngày, trong một buổi tiếp xúc với DN tại EuroCham, ông Lamy còn không giấu nổi vẻ bi quan: “Tôi đã rất mạo hiểm khi đến đây” với mong muốn hai phía có thể đạt được sự thống nhất.

Thậm chí, có nguồn tin còn cho hay, VN và EU khó có thể kết thúc thương thảo về WTO tại phiên thứ 10 này.

“Chúng tôi đã nỗ lực vượt qua những rào cản, những “đèn đỏ” của mỗi bên để đạt được một thoả thuận có thể chấp nhận được”.  Bộ trưởng Tuyển cho hay.

Giữa buổi họp báo, ông Tuyển xin phép được hút thuốc vì “nếu không sẽ ngủ gục mất”.

Còn ông P. Lamy thì nói rõ hơn về những “giằng co” trên bàn đàm phán. “Lĩnh vực dịch vụ thực sự là một lĩnh vực khó khăn và tôi cùng Bộ trưởng Tuyển đã mất rất nhiều thời gian”.

VN đã đồng ý cho EU tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính, bưu chính, các dịch vụ kinh doanh, viễn thông, vận tải, chuyển phát nhanh, phân phối, môi trường, du lịch, xây dựng.

Tuy không phải là tất cả các lĩnh vực mà EU đề nghị nhưng con số các lĩnh vực VN chấp nhận đã là khá lớn”, ông Pascal Lamy thừa nhận.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực viễn thông, EU mong muốn được thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài nhưng phía VN chỉ đồng ý giới hạn 30%.

Tranh cãi trong lĩnh vực du lịch đưa người ra nước ngoài cũng khá “gay cấn”. “Bộ trưởng Tuyển nói thẳng với tôi rằng đây là “đèn đỏ”. Tôi cũng hiểu đây là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm. Và chúng tôi chấp nhận dịch vụ đưa người ra nước ngoài không nằm trong những cam kết của VN. Đổi lại, VN chấp nhận mở cửa cho EU trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng”.

Ông Lamy tiết lộ.

Những thoả hiệp mà hai bên chấp nhận được coi là “vừa phải” đối với VN. Riêng ông Lamy không quên nói về ấn tượng của ông trước đội ngũ đàm phán của VN. “Kỹ năng đàm phán của đội ngũ VN thực sự ấn tượng”.

Ký thoả thuận với EU, VN có kịp vào WTO năm 2005?

EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của VN, là một đối tác chiến lược của VN nên kết thúc đàm phán với EU là tiền đề quan trọng để kết thúc đàm phán với các đối tác khác”, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của VietNamNet về những đối tác ưu tiên trong đàm phán tiếp theo, ông Tuyển cho hay: “Sáng nay, tôi đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai. Chúng tôi thoả thuận sẽ nỗ lực kết thúc đàm phán giữa VN và Trung Quốc càng sớm càng tốt. VN cũng sẽ có vòng đàm phán tiếp theo với Mỹ trong tháng 10”.

Nhưng khi AP đặt câu hỏi: “Liệu VN có thể gia nhập WTO vào năm 2005”, Bộ trưởng Tuyển không trả lời thẳng mà chỉ nói: “ Chúng tôi phấn đấu gia nhập vào năm 2005”.

Ông Lamy tiếp lời:  “Theo kinh nghiệm của các thành viên WTO khác thì thời gian một nước gian nhập WTO có thể vào khoảng một năm hoặc 18 tháng sau khi kết thúc đàm phán song phương với một đối tác lớn”.

Và như thế câu trả lời của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với thời hạn 2005 mà Bộ trưởng Tuyển đã đề cập”.

Giới phân tích thì cho rằng, vấn đề VN có gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới kịp năm 2005 hay không không còn là vấn đề quan trọng. Việc vượt qua được những vòng đàm phán “gay cấn” với một đối tác đặt yêu cầu cao như EU đã chứng tỏ khả năng của VN. Một thoả thuận với đối tác thương mại lớn nhất thế giới này sẽ “dọn đường” cho việc thương thảo với các thành viên khác.

Vấn đề còn lại bây giờ của VN, như Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã từng nói với VietNamNet “Đã đến lúc phải nghĩ đến hậu WTO”.

·         Việt Lâm

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,