221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1320306
Đừng để chờ được vạ, má đã sưng
1
Article
null
Đừng để chờ được vạ, má đã sưng
,

- Thảo luận dự án Luật tố cáo sáng nay (18/11), ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) cho rằng, phần lớn việc phát hiện sai phạm vừa qua do đài, báo đưa tin và những công dân dũng cảm tố cáo chứ ít trường hợp được "khui" ra từ nội bộ. Một phần nguyên nhân là do người tố cáo chưa được bảo vệ.

"Có bảo vệ người tố cáo thì mới khuyến khích tố cáo. Một cơ chế để người bị tố cáo không thể trù dập hay trả thù", ĐB Thuý kết luận.

Đừng để chờ được vạ, má đã sưng

Theo ĐB Thuý, dù thực hiện quyền Hiến pháp quy định song người gửi đơn thư tố cáo hầu như đều bất an, lo lắng và luôn đấu tranh tư tưởng. Do đó, luật cần thiết kế lại theo hướng không chỉ bảo vệ tính mạng sức khỏe, tài sản mà phải bảo vệ cả người cung cấp thông tin lẫn người thân.vạ lây.

Mô tả ảnh.
ĐB Nguyễn Thị Nương: "Chưa xác minh được danh tính qua thư điện tử, điện thoại". Ảnh: Lê Anh Dũng
Trách nhiệm này thuộc chính quyền các cấp chứ không chỉ công an. Không loại trừ qui định cụ thể một số biện pháp đặc biệt khẩn cấp tạm thời để áp dụng trong trường hợp cấp thiết nếu không thì "chờ được vạ má đã sưng".

Chia sẻ các ý kiến trên, ĐB Lê Việt Trường (An Giang) nói, hiện nay, chỉ khi nào cơ qua chức năng phát hiện dấu hiệu có thể bị rò rỉ thông tin, gây ảnh hưởng và gây nguy hại cho người tố cáo thì mới có biện pháp nhưng như vậy e quá muộn.

Ngay khi gửi đơn, công dân đã ở vào thế bất lợi, bị gây khó dễ, bởi theo ĐB Trường, có muôn vàn con đường dẫn đến rò rỉ thông tin. Chẳng hạn quá trình gửi được đơn đến Thủ trưởng qua nhiều khâu trung gian, thậm chí khi ĐBQH nhận và chuyển đơn, có thể vô tình kể chuyện.

Thậm chí "tai vạ" còn đến từ chính người tố cáo, vì không giữ mồm giữ miệng nên họ đã nói vung ra chỗ này, chỗ khác.

Vì vậy, theo ĐB Trường nên quy định chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo phải bảo vệ bí mật thông tin. Việc xử lý đơn thư tố cáo phải giảm bớt khâu trung gian. Và con đường ngắn nhất để giữ an toàn cho người dân đó là khẩn trương giải quyết sớm đơn thư tố cáo.

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền giải trình, việc bảo vệ người tố cáo là cách để vừa đảm bảo an toàn, vừa khuyến khích người dân mạnh dạn tố cáo sai phạm.

Tuy nhiên, luật chỉ chỉ đưa ra phạm vi chung, còn Chính phủ sẽ quy định cụ thể về bảo vệ ai, bảo vệ cái gì, như thế nào.

Trách nhiệm này thuộc chính quyền sở tại, trường hợp khẩn cấp, đặc biệt thì mới cần công an.

"Cũng đề phòng trường hợp người tố cáo nhiều khi họ nghĩ bị ám ảnh gì đó đe dọa, người ta chưa có dấu hiệu hoặc biểu hiện gì của việc bị trả thù, bị trù dập hoặc bị nguy hiểm đến tính mạng của mình thì người ta đã báo ngay. Nếu quy định chỉ chỉ cần có đơn tố cáo là phải bảo vệ thì không thể làm được, vì một năm chúng ta có đến vài chục ngàn trường hợp", Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay.

Tố cáo bằng e-mai, nên hay không

Các ý kiến trong QH cũng chưa ngã ngũ quanh việc nên hay không chấp nhận tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử và fax.

Mô tả ảnh.
ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang): "Ta đã có luật giao dịch điện tử". Ảnh: Lê Anh Dũng
Lý do mà ĐB Nguyễn Thị Nương (Cao Bằng) cũng như một số ĐB khác phản đối hình thức tố cáo qua điện thoại, thư điện tử, fax là bởi "ta chưa có khả năng kiểm tra, xác minh chính xác điện thoại, thư điện tử là từ đâu".

ĐB Phan Thị Thu Hà (Đồng Tháp) phân tích, độ tin cậy, tính trách nhiệm của các hình thức tố cáo trên không cao.

"Người ta có thể sẵn sàng sử dụng một sim rác nào đó hoặc một địa chỉ email nhất thời để tố cáo  vô thưởng, vô phạt. Thừa nhận hình thức này e rằng sẽ tạo nên một sự phức tạp, bất lợi cho người có thẩm quyền xử lý, không khéo sa và nghi kỵ nội bộ và chính điều này nó sẽ dẫn đến tình trạng người tố cáo đối với người bị tố cáo thì người bị tố cáo khi tiếp nhận thông tin này thì người ta sẽ rơi vào tình trạng bị khủng hoảng về mặt tâm lý, bị ảnh hưởng về uy tín, danh dự, trách nhiệm", ĐB Hà nói.

Phản đối cách lập luận được cho là "cực đoan" như trên, ĐB Lê Việt Trường (An Giang) cho rằng, tố cáo là cho phép công dân báo cho cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm, có thẩm quyền biết về một hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại. Bởi vậy, quan trọng là nội dung thông tin cung cấp, không phải hình thức. Chưa kể, nếu người gọi điện thoại đến xưng danh, khai địa chỉ thì hoàn toàn minh bạch.

ĐB Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) tán thành lập luận trên, bởi theo ông, quan trọng nhất là xác định được danh tính.  Nhất là khi QH đã thông qua Luật giao dịch điện tử.

Lắng nghe tranh luận trái chiều, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói, việc dùng hộp thư điện tử, fax là một trong các hình thức của quản lý nhà nước, không đến nỗi không thể kiểm tra được danh tính.

"Đây là cách làm cần thiết lại bảo đảm được sự tiện lợi cho công dân,  luật sẽ quy định chặt chẽ hơn", Tổng Thanh tra Chính phủ nói.

Với thư tố cáo nặc danh, ông Truyền cho hay, sẽ vẫn sử dụng và kiểm chứng.

Dự thảo luật sẽ tiếp tục được nghiên cứu để thông qua kỳ họp sau.

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng: "Hiện, cơ quan của Quốc hội, mỗi năm nhận được 15.000 đến 17.000 đơn kể cả khiếu nại và tố cáo nhưng chỉ chuyển được một tỷ lệ rất nhỏ".

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,