221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1317433
Lập UB điều tra Vinashin: Có thể mời chuyên gia độc lập
1
Article
null
Lập UB điều tra Vinashin: Có thể mời chuyên gia độc lập
,

- Nếu muốn lập Ủy ban điều tra lâm thời thì phải thành lập sớm, có khi ngay trong kỳ họp này. Sẽ phải mời rất nhiều chuyên gia độc lập và sử dụng kết quả của các cơ quan khác như kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội Lê Quang Bình chia sẻ với báo giới bên hành lang QH chiều nay (1/11).

>> Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin

Sáng nay, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết và một số đại biểu khác đã đề xuất thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra sai phạm ở Vinashin. Đề xuất này có cơ sở pháp lý không, thưa ông?

- Ý kiến của ĐB Nguyễn Minh Thuyết tôi cho là một kiến nghị đúng luật, thể hiện được ý kiến mà nhiều cử tri và nhiều ĐBQH quan tâm. Đây là ý kiến xác đáng.

Luật tổ chức Quốc hội quy định khi cần thiết thì lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra dự án luật nào đó hoặc điều tra các vấn đề nhất định.Luật giám sát cũng quy định có ba hình thức giám sát. Thứ nhất là xem xét báo cáo, hai là thành lập đoàn giám sát, ba là lập ủy ban lâm thời.

Nhưng thực tế lâu nay chưa bao giờ lập ủy ban lâm thời để điều tra. Đây là lần đầu tiên ĐBQH có một đề nghị mạnh như vậy.

Ông Lê Quang Bình. Ảnh: VietNamNet

Ông Lê Quang Bình: Tôi ủng hộ đề xuất lập Ủy ban lâm thời. Ảnh: LAD

Theo quy chế dân chủ, khi đại biểu nêu ý kiến thì Thường vụ Quốc hội sẽ họp để xem xét các ý kiến đó. Cho dù đồng tình hay không đồng tình thì Thường vụ cũng phải họp trong ngày nay, ngày mai hoặc cùng lắm ngày kia để phản hồi với ĐB Thuyết.

Luật tổ chức Quốc hội nêu quy định lập Ủy ban lâm thời nhưng quy định còn chung chung. Vậy Thường vụ Quốc hội sẽ dựa trên cơ sở nào để xem xét các ý kiến của ĐB Thuyết?

- Hiện nay, luật pháp cũng chưa đưa ra quy định về điều kiện cũng như quy trình thành lập ủy ban.

Cũng mới chỉ có quy định về bỏ phiếu tín nhiệm. Chẳng hạn, khi có 20% đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thì Thường vụ sẽ đưa ra xem xét.

Do đó, việc lập Ủy ban điều tra hay không, theo tôi, thuộc ý chí của Thường vụ Quốc hội.

Nếu Thường vụ thấy ý kiến đó xác đáng thì có thể chấp nhận và đề nghị Quốc hội biểu quyết. Người quyết định cuối cùng vẫn là Quốc hội.

Nếu biểu quyết, cá nhân ông có tán thành việc lập Ủy ban?

- Tôi ủng hộ đề xuất lập Ủy ban lâm thời.

Nhưng băn khoăn của tôi, đó là nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII sắp kết thúc.

Việc thành lập một ủy ban là phải làm trong một kỳ họp để sau đó, Ủy ban bắt đầu họp với nhau, phân công trách nhiệm và sẽ báo cáo kết quả ở kỳ họp sau.

Giả sử đề xuất của ĐB Nguyễn Minh Thuyết được chấp nhận và chúng ta lập Ủy ban, vấn đề mà tôi băn khoăn là thời gian của nhiệm kỳ này chỉ còn có mấy tháng, quỹ thời gian không nhiều.

Nếu muốn thành lập thì phải thành lập sớm, có khi phải thành lập ngay trong kỳ họp này, làm việc với nhau để triển khai công việc ngay. Có thể sẽ phải mời rất nhiều chuyên gia độc lập và sử dụng kết quả của các cơ quan khác như kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành.

Khóa Quốc hội trước, tôi đã được Quốc hội giao làm Chủ nhiệm Ủy ban lâm thời thẩm tra dự án luật giám sát của Quốc hội.

  • Lê Nhung ghi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,
,
,
,