- Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội chiều 9/11, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng, các đợt tăng lương vừa rồi đều cải thiện được tình hình, cao hơn tốc độ tăng giá. So với người thu nhập thấp thì lương có được cải thiện. Người có thu nhập cao thì thu nhập khá thêm một chút.
Lương và "lậu" của công chức
Xóa bao cấp tiền lương công chức
2015: Lương công chức 4.000 USD/năm?
Chuyên gia Úc bàn chuyện lương công chức Việt Nam
Muốn tăng lương công chức, phải cắt bớt những "kẻ ăn theo"
Muốn mua nhà: Nhịn... 21 năm không ăn uống
Công chức túng nên phải ’tính’
Nhiều ĐBQH nói cải cách hành chính quan trọng nhất là con người, trong đó tiền lương là vấn đề cơ bản. Vậy điều gì đã cản trở đột phá về lương trong 10 năm qua? Nhiều chuyên gia nói rằng vướng lớn nhất là do lương vẫn phải gánh cả bộ máy Đảng, Mặt trận và đoàn thể? Vì sao không thể giải quyết vấn đề này?
- Thực tế nếu nói như vậy không được vì thể chế chính trị của nước mình có các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị.
Nên nếu cải cách lương thì phải cải cách đồng bộ từ các cơ quan Đảng, đoàn thể, bên Chính phủ chứ không thể tách như vậy được.
Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn (phải): Không thể tách lương bộ máy đoàn thể. Ảnh: LAD
Nếu có tách, sau khi xây dựng luật viên chức thì tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp được chủ động và từ đó tách dần quỹ lương khu vực viên chức ra khỏi khu vực công chức.
Hiện nguồn lực để tăng lương có hạn nhưng lộ trình để tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng đã được dự liệu, được chuẩn bị có đủ điều kiện để làm.
Ta vừa nâng được lương tối thiểu, giải quyết tăng thêm 10% phụ cấp cho công chức.
Chỉ còn trên dưới 1 tháng nữa, Bộ Nội vụ trình Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể CCHC 10 năm tới. Vừa qua, ở các hội thảo lấy ý kiến các bộ ngành và địa phương, nhiều ý kiến nói thay vì đặt ra nhiều mục tiêu mà không thực hiện được như 10 năm qua, hãy chỉ đặt 2 - 3 mục tiêu nhưng tập trung nguồn lực để thực hiện. Cá nhân ông thấy nên ưu tiên và tập trung nguồn lực vào những mục tiêu nào?
- Chương trình cải cách hành chính có nhiều nội dung như cải cách thể chế, xây dựng luật, nghị định. Rồi xây dựng bộ máy Chính phủ, cơ quan chuyên môn, đội ngũ cán bộ công chức, cải cách thủ tục hành chính, tài chính công.
Chúng ta đã thực hiện 10 năm chương trình tổng thể cải cách hành chính, tới đây sẽ có lộ trình 10 năm tiếp theo.
Như nhiều ĐBQH đã nói, trong cải cách thủ tục thì có vấn đề con người. Bộ máy không tinh nhuệ, không tận tâm theo hướng phục vụ dân thì có đưa ra văn bản quy định nhưng người thực hiện kém cũng không đạt.
Yêu cầu là phải đảm bảo đủ lương. Thực tế vừa qua chúng ta chưa nâng được lương cục bộ cho bộ phận này lên nhưng bộ phận tiếp nhận giao dịch một cửa khi giải quyêt thủ tục hành chính đã có thêm phụ cấp làm thêm giờ, tuy chưa lớn nhưng cũng động viên được.
Sắp tới phải có lộ trình cải cách tiền lương chung.
Thứ hai, có bước đánh giá, ai làm tốt, tận tụy sẽ được nâng lương, bố trí, sắp xếp công việc, như vậy sẽ động viên người lao động tích cực đóng góp nhiều hơn.
Chương trình tổng thể CCHC 10 năm vừa qua cũng đặt mục tiêu cải thiện tiền lương nhưng thực tế chưa đột phá được là bao. Dự thảo 10 năm tới vẫn nêu chung chung là 2017 cơ bản cải cách để bảo đảm cuộc sống công chức hoặc là 2015 công chức có thu nhập khá. Như vậy có đáp ứng được đòi hỏi cấp bách của thực tiễn? Hay như có ý kiến đã nêu rằng người quyết định lại không sống bằng lương nên các quyết sách không theo kịp thực tiễn?
- Tiền lương là vấn đề lớn, quan trọng, khó. Những quyết sách về tiền lương, Chính phủ khi chuẩn bị tờ trình bao giờ cũng do các lãnh đạo cao quyết.
Nếu muốn nói người quyết cải cách không sống bằng lương với ý rằng lãnh đạo cao nhất không chia sẻ, không thông cảm với khó khăn của người dân là không đúng.
Để nâng lương phải tính nhiều yếu tố, làm sao tăng lương để động viên người lao động, nhưng rồi cũng phải tính đầu tư để nâng cao chất lượng sản xuất, đảm bảo các lĩnh vực khác an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, rồi thiên tai hạn hán. Vì vậy phải tính đồng bộ.
Một số ĐB nói rằng tăng lương thì chúng ta mới giải quyết khâu bù giá chứ chưa có cải thiện gì.
Nhưng theo tôi thấy, các đợt tăng lương vừa rồi đều cải thiện được tình hình, có vượt hơn so với tốc độ tăng giá. So với người thu nhập thấp thì lương có cải thiện. Người có thu nhập cao thì thu nhập khá thêm một chút.
Có một lý do được chỉ ra là bộ máy gần đây phình thêm, trong khi nhiều ưu đãi được đưa ra để tinh giản biên chế. Theo đánh giá của ông thì chủ trương tinh giản đã hiệu quả chưa và bộ máy có thực sự tinh gọn?
- Vừa rồi, Nghị định 132 được ban hành nhằm giải quyết những người dôi dư. Cũng có giải quyết được một số trường hợp.
Chủ trương tinh giản biên chế là lâu dài chứ không phải một giai đoạn. Những người không phù hợp thì chuyển, rồi giải quyết chính sách, đưa đi đào tạo, rồi còn lại nhận người mới vào bố trí công việc mới.
Cán bộ, công chức sau hai năm không hoàn thành nhiệm vụ thì chuyển việc khác hoặc thôi việc. Mục đích chính không phải thanh lọc mà để cho công chức, cán bộ phấn đấu.
Luật đã thông qua nhưng thông tư, nghị định vừa mới được thông qua, đang bước đầu thực hiện.
-
Lê Nhung