221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1312241
Khám phá 10 trận đánh nổi tiếng lịch sử 1000 năm
1
Article
null
Khám phá 10 trận đánh nổi tiếng lịch sử 1000 năm
,

 - 10 trận đánh, chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử 1000 năm được tái hiện thông qua hình ảnh, tài liệu, và đặc biệt là các hiện vật gốc trưng bày tại triển lãm “Những trận đánh, chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam” khai mạc chiều 4/10 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là một trong những người đến sớm nhất triển lãm. Tay chỉ lên bản đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch mà ông từng tham gia chỉ huy một mũi cánh trung đoàn tiến vào Sài Gòn, vị tướng không giấu nổi cảm xúc mô tả lại khí thế chiến đấu, tấn công “thần tốc” của đồng đội trong những ngày cuối chiến dịch cách đây 35 năm.

Mô tả ảnh.
Nghệ thuật quân sự tấn công thần tốc, hành tiến, đánh chọc thẳng để kẻ thù khiếp sợ

Thượng tướng Hiệu nói nghệ thuật đánh giặc lúc đó là tấn công thần tốc của 5 cánh quân, bỏ tất cả các mục tiêu ở vành ngoài và đánh thẳng vào mục tiêu trong trung tâm. Khi đó, ông chỉ huy trung đoàn bộ binh cơ giới 27 Triệu Hải, theo trục đường 13 đánh vào cầu Vĩnh Bình, đập tan tuyến phòng thủ phía bắc Sài Gòn.

Một trong những bí mật góp phần làm nên chiến công như ông tiết lộ, đó là nhờ bản đồ ở Lái Thiêu của một bà mẹ cách mạng đánh dấu các nơi mà địch có thể phòng thủ. Trên cơ sở bản đồ đó, quân giải phóng tấn công theo trục đường, bỏ qua tất cả các vật cản, để đánh thẳng vào mục tiêu trung tâm với tinh thần đánh nhanh để địch không kịp trở tay.

Giọng hào sảng, đầy tự hào về thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, Thượng tướng nói các nhà chỉ huy của chiến dịch đã tạo nên một nghệ thuật quân sự tấn công thần tốc, hành tiến, đánh chọc thẳng để kẻ thù khiếp sợ.

Cùng với đỉnh cao chiến dịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã có một cuộc tuyển lựa khá công phu 9 trận đánh, chiến dịch lịch sử tiêu biểu. Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

Mô tả ảnh.

Trao đổi với VietNamNet, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân, Giám đốc Bảo tàng cho hay việc tuyển lựa 10 trận đánh, chiến dịch trong số 30 trận đánh, chiến dịch tiêu biểu nhất của lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đế quốc giành độc lập dân tộc đầy khó khăn.

“Có thể vẽ sơ đồ, bản đồ điện tử cho từng trận đánh, chiến dịch. Điều đó không khó, nhưng để sưu tầm hiện vật hay những vũ khí phương tiện trực tiếp tham gia vào trận đánh đó, xác định đó là hiện vật gốc thì không đơn giản”, ông Lương nói.

8 trận đánh lịch sử: Bạch Đằng (năm 938),   Như Nguyệt (1077), Đông Bộ Đầu (1258), Bạch Đằng (1288), Chi Lăng Xương Giang (1427), Rạch Gầm Xoài Mút (1785), Ngọc Hồi Đống Đa (1789), Điện Biên Phủ trên không (1972) và hai chiến dịch: Điện Biên Phủ (1954), Hồ Chí Minh (1975). 

Và khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ tìm cho được những hiện vật liên quan đến trận đánh, nhất là những trận đánh, chiến dịch từ xa xưa như trận Bạch Đằng, hay Chi Lăng Xương Giang… Sưu tầm, tìm kiếm một số hiện vật có giá trị cao, trưng bày tượng trưng cũng là cách những người làm công tác lịch sử muốn thuyết phục các thế hệ, đặc biệt thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử dân tộc hào hùng với nghệ thuật quân sự sáng tạo, tài tình của ông cha.

Với hơn 500 tài liệu, hiện vật, hình ảnh, triển lãm giới thiệu 10 trận đánh, chiến dịch tiêu biểu, có tính chất quyết chiến, chiến lược, đánh bại kẻ thù hùng mạnh qua các triều đại từ thời Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) đánh đuổi quân Nam Hán, giành độc lập dân tộc, chấm dứt thời kỳ 1000 năm nhân dân chịu áp bức của các thế lực phong kiến phương Bắc đến thời đại Hồ Chí Minh.

Đúc kết những giá trị, vị tướng từng tham gia hàng trăm trận đánh nhắc lại nghệ thuật của tư tưởng tiến công, lấy ít thắng nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu đánh mạnh, lấy vũ khí thô sơ để đánh lại vũ khí hiện đại của quân địch trong lịch sử đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm của ông cha.

Mô tả ảnh.
Đạn đá

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nói nghệ thuật quân sự tiến công, thần tốc, táo bạo theo như lời Tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đó là: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, nhanh chóng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc” Đó cũng là nghệ thuật độc đáo nhất mà các nước không thể có được: chiến tranh nhân dân.

Triễn lãm nằm trong số các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Một số hình ảnh: 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.
Khiên thế kỷ XVIII

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.
Ba lô - hành trang cách mạng

Mô tả ảnh.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

  • X.Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,