Hungary mở lại nhà máy sau lũ bùn đỏ

Cập nhật lúc 14:56, 14/10/2010 (GMT+7)

Nhà máy sản xuất nhôm - trung tâm của thảm họa bùn đỏ tràn ngập một số vùng ở Hungary - sẽ khởi động sản xuất vào ngày mai, và nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước ít nhất trong hai năm.

Hungary: Lũ bùn đỏ có thể tái diễn?
Chùm ảnh: Hungary đối mặt với thảm họa bùn đỏ
Rà soát thiết kế các hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên

Thảm họa bùn đỏ xảy ra ở nhà máy do MAL Zrt sở hữu vào tuần trước, đã khiến 9 người thiệt mạng và hơn 120 người khác bị thương, gây ô nhiễm một nhánh sông Danube và đem các kim loại nặng đổ vào đất trồng.

s
Bùn đỏ tràn ngập nhiều cộng đồng cư dân tại Hungary. Ảnh: AP

Nhóm bảo vệ môi trường Greenpeace còn cho hay, các chất gây ô nhiễm không khí có thể phát sinh từ thảm họa sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, mặc dù chính phủ Hungary khẳng định nó vô hại.

Ủy viên Cơ quan đối phó thảm họa Gyorgy Bakondi nói trong một cuộc họp báo rằng, nhà máy (mà các chủ sở hữu tuyên bố thảm họa lũ bùn do các nguyên nhân tự nhiên gây ra) sẽ bắt đầu sản xuất trở lại vào hôm nay hoặc ngày mai.

Bakondi nói: "Hoạt động đình trệ có thể gây tổn thất nhiều tỉ forin - tiền Hungary - ND)".

Hãng sản xuất - với lượng nhân công lên tới 1.100 người - sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước trong hai năm ở suốt thời gian thực hiện nỗ lực giải quyết hậu quả mà chi phí có thể lên tới hàng chục triệu USD.

Theo Viện Khoa học Hungary (HAS), một cuộc kiểm tra các mẫu đất trồng lấy từ Kolontar và thị trấn lân cận Devecser ngày 8/10 cho thấy, các kim loại nặng trong bùn đỏ chỉ tạo ra một lớp mỏng và không gây nguy hại với nguồn nước dự trữ. Tuy nhiên, viện này cũng nhấn mạnh, hơn 1.000 ha đất trồng bị ảnh hưởng có thể không gieo trồng được. Các mẫu đất thử lấy ở khu vực lân cận vùng hồ chứa bùn bị sự cố chỉ ra mức độ thạch tín khá cao.

Nhóm môi trường Greenpeace cho biết, mức độ cao các kim loại nickel và cadmium đã được tìm thấy trong các mẫu đất thử lấy ở gần nhà máy. Hiện chưa có bình luận gì về thông tin này từ phía các quan chức chính quyền. Greenpeace tuyên bố trên trang web của họ rằng, mức độ tập trung các hạt bụi trong không khí đã cao gấp sáu lần với chuẩn an toàn.

"Khu vực này gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng nếu không mang thiết bị bảo vệ", Greenpeace nhấn mạnh. Hiện nhóm đang chờ kết quả phân tích chính xác thành phần bụi từ phòng thí nghiệm ở Đại học Vienna. "Nếu hít phải, các bụi độc này có thể gây ra vấn đề hô hấp như ho, hen suyễn, viêm nhiễm và ung thư hệ hô hấp”.

Trong một tuyên bố riêng, chính phủ Hungary khẳng định, các biện pháp đo đạc của họ cho thấy bụi không gây hại. “Sự tập trung lượng bụi không vượt quá mức an toàn tối đa”, chính phủ nước này tuyên bố trên trang web liên quan tới thảm họa tràn bùn đỏ.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tới thăm khu vực xung quanh nhà máy vào hôm qua. Ông cho rằng “sự lơ đễnh của con người” đã gây nên thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước khi khoảng 1 triệu mét khối bùn tràn ra ngoài hồ chứa của nhà máy.

Theo ông Bakondi, luật pháp quy định người chịu trách nhiệm cho thảm họa sẽ phải chi trả chi phí làm sạch các khu vực chịu nạn bùn tràn.

Lajos Tolnay, Chủ tịch MAL, nhấn mạnh công ty sẽ phối hợp điều tra tìm ra nguyên nhân thảm họa. Ông cho là do những nguyên nhân tự nhiên. "Công ty phải chi trả nếu tự gây ra thảm họa”, Tolnay nói. “Chúng tôi cảm thấy không phải chịu trách nhiệm vì quan điểm của chúng tôi về cơ bản là nó không thể tránh khỏi tác động bên ngoài, trong trường hợp này là những điều kiện tự nhiên, đã gây ra thảm họa. Các cộng sự của tôi đã làm mọi thứ đúng theo nguyên tắc”.

Cảnh sát Hungary đã nắm giữ hệ thống thông tin của MAL sau khi quốc hội nước này nhanh chóng thông qua quyết định để chính phủ nắm quyền kiểm soát công ty và các tài sản của công ty.

Giám đốc điều hành MAL, Zoltan Bakonyi, đã được thả trong hôm qua sau khi tòa án cho rằng chưa đủ chứng cứ để bắt giữ ông.

Lo sợ về một thảm họa có thể tái diễn vẫn tiếp tục ám ảnh phần lớn người dân sống ở gần nhà máy, thậm chí cả khi một con đập khẩn cấp dài 600 ngăn chặn khả năng xảy ra tràn bùn đã gần hoàn thành.

Theo Bakondi, con đập này sẽ hoàn tất trong ngày mai và người dân có thể trở về nhà ngày cuối tuần. Kolontar đã sơ tán dân vào thứ bảy trước sau khi các vết nứt xuất hiện ở bức tường phía bắc hồ chứa có thể khiến 500.000 mét khối bùn độc tràn đổ xuống thị trấn nếu bức tường đổ sập.

  • Thái An (Theo Reuters)

Ý kiến của bạn

Các tin khác