221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1305628
Hàn Quốc: Khi đạo đức là thước đo địa vị chính trị
1
Article
null
Hàn Quốc: Khi đạo đức là thước đo địa vị chính trị
,

Cam kết của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong việc tạo ra một "xã hội công bằng" dường như đã dẫn đến những kết quả rõ ràng trong giới quan chức và chính khách. Điều này thể hiện qua việc các đảng đối lập tập trung vào chuyện đạo đức khi chính phủ đang cố gắng giành được sự ủng hộ lớn hơn của người dân.

>> Chuyện "con ông cháu cha": Từ xứ người đến xứ mình

Liên minh Dân chủ (DP), đảng đối lập chính tại Hàn Quốc, đã thành công trong việc bắt đầu một chiến dịch “chĩa mũi nhọn” vào các ứng viên nội các với những hoài nghi về chuẩn mực đạo đức.

a
Ngoại trưởng Yu Myung-hwan "tiếc vì đã bỏ qua thực tế rằng, những nghi ngờ về sự biệt đãi có thể gia tăng với một cô con gái làm việc trong cơ quan do người cha đứng đầu”. Ảnh: Reuters

DP đã hạ “nốc ao” Thủ tướng Kim Tae-ho chỉ sau 3 tuần tại nhiệm cũng như các gương mặt Bộ trưởng nội các: Lee Jae-hoon - Bộ Kinh tế và Shin Jae-min - Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao khi phơi bày những vi phạm đạo đức của họ.

Ông Kim Tae-ho bị cáo buộc liên quan tới những bê bối của một số nhân vật cấp cao, cũng như thực hiện các hoạt động tài chính bất hợp pháp và sở hữu khối tài sản lớn không rõ nguồn gốc. Giới truyền thông còn đưa tin, ông Kim Tae-ho phải từ chức một cách đột ngột vì bị cho là lạm dụng quyền lực để tư lợi - để vợ sử dụng xe công vào việc tư, nhận hối lộ, tham nhũng và gian dối.

Nỗ lực củng cố đảng cầm quyền Đại dân tộc (GNP) của Tổng thống Lee Myung-bak đã thất bại. Giới phân tích coi đây là bài học đối với ông Lee: không thể chọn người mình muốn vào bộ máy lãnh đạo đất nước mà không cần biết công chúng muốn gì.

Phát biểu tại cuộc họp báo tuyên bố từ chức ngày 29/8, ông Kim Tae-ho, 47 tuổi, cho biết: "Tôi cảm thấy có lỗi vì đã gây rắc rối cho tất cả người dân trong nước vì những vấn đề của riêng mình”. Ông nhấn mạnh quyết định từ chức vì “không muốn là một trở ngại cho Tổng thống Lee Myung-bak trong việc điều hành đất nước”.

"Tôi không muốn là một trở ngại cho Tổng thống Lee Myung-bak trong việc điều hành đất nước”.

Thủ tướng Kim Tae-ho từ chức sau 3 tuần tại nhiệm

Sau cáo buộc vi phạm đạo đức nghiêm trọng, hai vị bộ trưởng nội các nói trên đã có động thái tương tự. Đơn từ chức của họ được Tổng thống Hàn Quốc chấp nhận.

Ngoài ra, đảng đối lập chính còn gây áp lực với đảng cầm quyền trong việc sa thải nghị sĩ Kang Yong-seok khỏi đảng vì có những nhận xét khiếm nhã đối với một nữ sinh viên, khiến hàng trăm người giận dữ và đòi kiện ông ra tòa bởi tội phỉ báng. Chưa từng có nghị sĩ nào bị ra khỏi đảng bảo thủ trong tiền lệ.

Và giờ đây, DP nỗ lực yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Yu Myung-hwan từ chức, với chỉ trích ông lợi dụng ảnh hưởng giúp con gái có một vị trí trong Bộ của mình trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp tăng cao tại Hàn Quốc.

Hôm thứ sáu, do quan ngại phản ứng của người dân và sự theo dõi chặt chẽ cuộc sống đạo đức của quan chức, ông Yu tuyên bố, con gái ông sẽ rời khỏi Bộ Ngoại giao và ông quyết định từ chức. “Ngoại trưởng Yu đề nghị từ chức, nhận trách nhiệm vì gây ra tranh cãi quanh vấn đề việc làm của con gái”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Kim Young-sun nói. Ông Yu đảm nhận cương vị Ngoại trưởng đầu năm 2008.

Làn sóng chỉ trích ông Yu bùng nổ trên các tờ báo trong nước và cộng đồng sử dụng mạng tuần qua sau khi Bộ Ngoại giao chọn con gái ông này vào làm ở bộ phận đàm phán tự do thương mại.

Theo truyền thông Hàn Quốc, con gái của ông Yu, cô Yu Hyun-sun, được nhận vào làm tại Bộ Ngoại giao giai đoạn 2006 - 2009 và chuẩn bị ký hợp đồng làm việc vào ngày 31/8. Tại một cuộc phỏng vấn trước đó, toàn bộ 8 ứng viên, trong đó có cô Yu, đều thất bại. Sau đó, cô Yu đưa ra một chứng chỉ ngoại ngữ, và cuối cùng đã thành công. Nhiều chỉ trích cho rằng, Bộ Ngoại giao đã loại bỏ các ứng viên khác trong cuộc phỏng vấn đầu tiên để đem lại cơ hội thứ hai cho con gái Ngoại trưởng.

Cơ quan kiểm tra chính phủ đang điều tra vụ việc này. Hôm 3/9, ông Yu đã phủ nhận hành động sai trái, nhưng vẫn xin lỗi người dân vì đã gây ra tranh cãi. Ông nói với báo giới: “Tôi lấy làm tiếc vì đã bỏ qua thực tế rằng, những nghi ngờ về sự biệt đãi có thể gia tăng với một cô con gái làm việc trong cơ quan do người cha đứng đầu”.

Phản ứng trước sự việc, Tổng thống Lee Myung-bak chỉ nói ngắn gọn: "Tôi đã nhận được đề nghị từ chức của ông Yu".

Bản thân Tổng thống Lee cũng đang đối mặt với chỉ trích của dư luận về các lựa chọn quan chức cũng như việc ân xá cho những lãnh đạo doanh nghiệp bị kết tội vi phạm pháp luật.

Dĩ nhiên, chiến dịch “công bằng xã hội” không chỉ là phản ứng ngược với chính quyền của Tổng thống Lee mà với cả chính DP.

Hôm thứ năm, đảng đối lập đã phải “thúc thủ” chứng kiến GNP thông qua kiến nghị tại phiên họp quốc hội, cho phép bắt giữ nghị sĩ Kang Sung-jong của DP. Nghị sĩ với hai nhiệm kỳ phục vụ này bị cáo buộc biển thủ hàng triệu USD từ một quỹ trường học. Đây là lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua, Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn việc bắt giữ một nghị sĩ.

Theo giới quan sát, DP có thể sẽ tẩy chay phiên họp hoặc ngăn chặn việc thông quy quyết định bắt giữ, nếu họ không nhấn mạnh tới tầm quan trọng của “công bằng xã hội” và sử dụng nó như thứ vũ khí chống lại chính quyền của ông Lee cũng như GNP.

Tháng trước, ông Lee đã cam kết chuyển đổi tập trung chính sách từ “thân thiện kinh doanh”, “kinh tế hàng đầu” sang “công bằng xã hội” khi ông bước sang nửa cuối của nhiệm kỳ 5 năm làm Tổng thống.

  • Thái An (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,