221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1298790
Khi Trung Quốc quên lời dạy "ẩn mình" của Đặng Tiểu Bình
1
Article
null
Khi Trung Quốc quên lời dạy 'ẩn mình' của Đặng Tiểu Bình
,

Những cuộc tập trận gần đây của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trên mặt đất và mặt biển phản ánh sự tức giận từ phía Bắc Kinh với cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn ở Hoàng Hải, cũng như với những phản ứng của Washington sau khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”.

Những động thái của Bắc Kinh gần đây cho thấy có lẽ, họ đang xa rời chính sách của Đặng Tiểu Bình. Trong quan hệ quốc tế, ông Đặng Tiểu Bình đặt ra chính sách gọi là “Thao Quang Dưỡng Hối” (tạm dịch là ẩn sáng dưỡng tối), có nghĩa là giấu tài, giữ mình khi ở vị trí bất lợi và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để có thể nắm giữ địa vị cao hơn.

a
Trung Quốc liên tiếp tiến hành các cuộc trận hải quân, không quân thời gian gần đây. Ảnh: THX

Theo Tân hoa xã, PLA đã tổ chức cuộc tập trận hậu cần quân sự tại Hoàng Hải ngày 17 - 18/7. Tổng cục hậu cần và Văn phòng Sẵn sàng Chiến đấu của PLA đã tổ chức cuộc tập trận này. Mang tên “Chiến tranh 2010”, sự kiện diễn ra nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công tầm xa, tập trung vào vận chuyển thiết bị hỗ trợ quân sự cho các cuộc chiến đấu chung.

Cuộc tập trận được thực hiện một tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố phản đối bất cứ máy bay hay tàu chiến nước ngoài nào tiến vào Hoàng Hải hay vùng biển lân cận có thể gây ảnh hưởng tới lợi ích và an ninh đất nước (đề cập tới việc tập trận hải quân Mỹ - Hàn ở Hoàng Hải).

Sau đó, ngày 26/7, Hải quân PLA đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên Biển Đông, theo tin từ nhật báo PLA. Các tàu chiến chủ chốt, tàu ngầm và máy bay chiến đấu từ ba hạm đội hải quân đều tham gia diễn tập. Đây được xem là cuộc tập trận hải quân lớn nhất kể từ 1950 khi Hải quân PLA chính thức thành lập. "Tàu chiến và tàu ngầm Hải quân Hạm đội Nam Hải đã diễn tập tấn công chính xác vào các mục tiêu trên biển bằng phóng tên lửa dẫn đường trong khi các tàu chiến thực hiện hoạt động phòng không”, nhật báo PLA đưa tin.

Giám sát cuộc trập trận, Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bỉnh Đức cho biết, PLA đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến (về tình hình quốc tế) và chuẩn bị "sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn".

Ngày 8/3, PLA tiến hành cuộc tập trận 5 ngày, quy tụ 12.000 binh lính và 7 loại hình máy bay chiến đấu từ quân khu Tế Nam. Theo Tân hoa xã, cuộc diễn tập được tiến hành tại 7 thành phố khắp hai tỉnh nội địa là Hà Nam và Sơn Đông với các hoạt động sơ tán khẩn cấp, kế hoạch chiến tranh, do thám, cảnh báo sớm, phòng thủ đất đối không, sơ tán các vị trí chiến đấu trong “môi trường điện từ phức tạp”.

Những cuộc tập trận trên diễn ra xung quanh thời gian kỷ niệm 83 năm thành lập PLA (1/8). Trong một cuộc họp báo trước ngày này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Sinh cho biết, những thông tin về các cuộc tập trận gần đây là một bằng chứng thể hiện Trung Quốc đang tăng cường minh bạch trong quân sự. Theo ông Canh, chính vì thế mà báo chí không nên cố gắng “giải thích” theo hướng làm gia tăng hay phức tạp tình hình.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, ông Canh cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng, Trung Quốc phản đối mọi nỗ lực nhằm “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông. Cần chú ý, đây là lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc đưa ra bình luận công khai về vấn đề Biển Đông đang nóng lên thời gian gần đây, khi trước đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định, giải quyết tranh chấp Biển Đông theo con đường hòa bình là “lợi ích quốc gia” của Mỹ.

Ông Canh Diên Sinh khẳng định, Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” với các đảo ở Biển Đông và vùng biển xung quanh và nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do đi lại của tàu thuyền và máy bay từ “các nước liên quan” qua Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế.

Nhìn vẻ bề ngoài, cuộc tranh cãi nóng lên ở Biển Đông bắt đầu từ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Ngoại trưởng Mỹ đã “tận dụng cơ hội” để thể hiện chính sách “trở lại châu Á” của Mỹ trong làn sóng gia tăng ảnh hưởng ngày một nhanh chóng của Bắc Kinh.

Song, chính từ việc khẳng định Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tự đặt mình vào một vị trí nhạy cảm, tự mình khép chặt cuộc “thao diễn” chính trị và ngoại giao, tự đẩy mình tới rủi ro đối đầu quân sự với các quốc gia láng giềng và Mỹ.

  • Diệu Thúy (Theo Atimes)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,