221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1292475
Tổng thống Pháp lâm vào thế bí
1
Article
null
Tổng thống Pháp lâm vào thế bí
,

Đảng cầm quyền của Pháp đang bị dồn vào chân tường sau những tin tức về vụ đóng góp trái phép từ người thừa kế L’Oreal - Liliane Bettencourt - ủng hộ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.

Một số thành viên đối lập cho rằng, ông Sarkozy đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hệ thống.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy Ảnh: telegraph
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh: telegraph

"Để thoát khỏi điều này, Tổng thống phải hành động, hoặc giải tán quốc hội, hoặc tuyên bố cải tổ sâu sắc nội các, xiết chặt bộ máy chính phủ gồm những người không phạm sai lầm, không gây tranh cãi", Jerome Cahuzac, phụ trách Ủy ban Tài chính quốc hội, cũng là thành viên đảng đối lập nói trên tuần báo Journal de Dimanche.

Vụ việc Bettencourt lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng khi cựu nhân viên kế toán Claire Thibout đưa ra những số liệu cho thấy, Bettencourt và Bộ trưởng Lao động Eric Woerth liên quan tới trốn thuế.

Ông Sarkozy và những thành viên khác trong đảng cầm quyền mà ông Woerth cũng là một thành viên thì ủng hộ Bộ trưởng Lao động. Một báo cáo từ thanh tra thuế của Bộ Tài chính đưa ra hôm 11/7 kết luận rằng, Woerth không có vai trò gì trong vụ việc thuế của nhà Bettencourt.

Ông Woerth từng là người phụ trách ngân quỹ tranh cử của Tổng thống Pháp Sarkozy.

Sự việc chưa lắng lại thì tin tức mới dồn dập xuất hiện khi có cáo buộc "chĩa thẳng" vào lãnh đạo Pháp lúc trang web Mediapart đưa tin vụ đóng góp 150.000 euro cho quỹ tranh cử của ông Sarkozy năm 2007.

Hôm thứ sáu, tạp chí Marianne của Pháp cho hay, hơn 390.000 euro (492.906 USD) tiền mặt đã được rút từ tài khoản của Bettencourt trong bốn tháng trước cuộc bầu cử 2007.

Luật của Pháp yêu cầu hạn chế tiền đóng góp chính trị không quá 7.500 euro (9.478 USD)/người/năm, trong đó có 150 euro (189 USD) tiền mặt.

Cảnh sát đang điều tra tuyên bố của Thibout rằng, số tiền đóng góp là theo yêu cầu của Patrice de Maistre - người quản lý tài sản nhà Bettencourt. Dĩ nhiên, Maistre phủ nhận điều này.

Nhiều chính khách cho rằng, ông Sarkozy và các thành viên trong đảng cầm quyền ủng hộ Woerth nhằm tránh phiền phức cho chính Tổng thống Pháp. "Tôi muốn nói rằng, bằng việc ủng hộ Eric Woerth, Sarkozy đang bảo vệ chính mình vì nếu vai trò của Woerth bị nghi ngờ thì sẽ khiến chính Sarkozy cũng bị đặt dấu hỏi", Benoit Hamon, phát ngôn viên đảng Xã hội lên tiếng.

Vụ bê bối đang gây ra cuộc khủng hoảng lòng tin trong khi nước Pháp đang phải đối mặt với thách thức kinh tế như tăng trưởng chậm, thất nghiệp cao. Nhiều người đã đặt ra yêu cầu giải thích rõ ràng, cải tổ lập tức nội các hiện tại.

"Chúng ta đang sa chân vào một cuộc khủng hoảng. Chúng ta cần cải tổ, và rất nhanh chóng", báo chí địa phương dẫn lời Marie-Anne Montchamp, thuộc đảng cầm quyền nói.

Các nhà phân tích chính trị cũng nhận định, ảnh hưởng đầu tiên từ vụ bê bối trên chính là ông Sarkozy. "Khu vực cử tri quan trọng mà ông Sarkozy từng nắm được năm 2007 có nguy cơ bị đảng đối lập giành lại", Roland Cayrol, phụ trách nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học chính trị nói.

Cuộc thăm dò gần đây do BVA thực hiện cho thấy, tỉ lệ ủng hộ với Tổng thống Pháp ở mức thấp nhất mọi thời đại - 33%. Con số này khiến ông Sarkozy trở thành một trong những Tổng thống không được tán thành nhất ở Pháp trong vòng 30 năm nay. Có tới 64% người Pháp được hỏi giữ quan điểm tiêu cực về ông, 31% trong số đó nói ông lãnh đạo "quá tồi".

Một cuộc thăm dò khác dự đoán, ông Sarkozy sẽ "thất thế" trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2012 trước lãnh đạo Đảng Xã hội là Martine Aubry.

Bất chấp tính cấp thiết của một cuộc cải tổ nội các, ông Sarkozy dường như vẫn duy trì chính phủ hiện tại cho tới mùa thu này, khi ông có thể tiến hành tái tổ chức đảng cầm quyền.

Một số thành viên phe đối lập nói, họ hồ nghi về việc bài phát biểu của Tổng thống Pháp hôm 12/7 trên truyền hình sẽ giúp ông. "Ngôn từ của Tổng thống đã xáo mòn vì sử dụng thường xuyên và thực tế lại luôn trái ngược với điều ông nói", Cahuzac nhấn mạnh. "Chủ đề được ông Sarkozy đề cập trong bài phát biểu gần đây nhất trên truyền hình là đảm bảo giảm tỉ lệ thất nghiệp, nhưng thực tế con số ấy lại gia tăng. Người Pháp không còn tin tưởng ở ông".

  • Thụy Phương (Theo THX)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,