221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1290247
Cổng chào chào ai?
1
Article
null
Cổng chào chào ai?
,

- Họp sáng nay (2/7) để góp ý về cổng chào, Hội Kiến trúc sư Hà Nội đặt ra hàng loạt câu hỏi.

>> Cổng chào Hà Nội: Chỉ là tưởng tượng chơi sang
>
> Tùy tiện có 5 cổng chào Hà Nội?
>> Cổng chào Hà Nội dễ bị "xuyên tạc" ý nghĩa?

Cuộc họp được tổ chức tại trụ sở Hội với mục đích góp ý kiến cho "Phương án thiết kế ý tưởng kiến trúc 5 cổng chào tại các cửa ngõ vào TP phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội".

Các KTS bày tỏ sự bất bình khi mấy ngày trước (29/6) đã có thông tin cho rằng đã chọn được 4/5 mẫu cổng chào trên cơ sở góp ý của Hội KTS Hà Nội. Thực tế, sáng nay, các KTS mới được họp.

Không lẫn lộn cổng chào và cổng ngõ

Khác với cổng ngõ hay biểu tượng vĩnh cửu, ghi dấu ấn một địa danh, một chiến tích hay một giai đoạn, sự kiện lịch sử, cổng chào chỉ ra đời vào khoảnh khắc nhất định và khi nó qua đi thì không tồn tại nữa. Do vậy, cổng chào phải đơn giản, lắp dựng nhanh và tháo dỡ kịp thời sau ngày lễ.

Mô tả ảnh.
Ảnh: TĐ
Cổng chào chủ yếu làm bằng lá cây, hoa, chậu hoa, các vật liệu nhẹ như vải, gỗ dán, cót ép, giờ đây phong phú hơn có thể làm màng mỏng bơm hơi, bong bóng các cỡ… tạo được mảng khối lớn, dựng nhanh chóng , đưa lên độ cao lớn mà không tốn kém, tạo hình phong phú.

Công nghệ hiện đại có thể dùng ánh sáng (đèn pha, đèn laser..), nhiều lễ hội còn dùng diều, khí cầu, cờ phướn…

Chính vì vậy, nhiều KTS cho rằng không thể góp ý và nói đồng ý hay không đồng ý trên cơ sở 5 mẫu đã đưa ra. Phó Chủ tịch Hội Lê Văn Lân cho rằng tất cả đều sơ lược, "lẩn thẩn" với những ý tưởng cũ kỹ xoay quanh chim Lạc, trống đồng.

KTS Lê Quang Ngọc băn khoăn: "Tại sao những hình tượng thiêng liêng như Rồng chầu - thể hiện 8 đời vua nhà Lý, đáng ra phải bay lên trong sự tôn kính thì lại quỳ lạy du khách vào ra cổng ngõ Thủ đô?". Trống đồng - biểu trưng cho lễ nghi giao tiếp với thần linh, trời, đất, đôi khi là hiệu lệnh tập hợp cộng đồng nay lại để đổ nghiêng ngả, nửa chìm nửa nổi.

Ông Ngọc cho hay từng chứng kiến các tác giả phương án này trình bày "vụng về" và tỏ ra "rất ít hiểu biết" về chính các hình tượng lựa chọn và vẽ ra.

Chủ tịch Hội Phạm Cao Nguyên đưa ra đề xuất có tính tình thế, đối phó với thời gian còn quá ngắn, đó là sử dụng biểu trưng của Hà Nội chung cho tất cả các cổng - thiết kế điển hình, tạo ấn tượng công bằng cho mọi hướng.

Trong khi đó, ông Đào Ngọc Nghiêm lại cho rằng cứ làm tạm đã, sau này nghĩ kỹ, lựa chọn công phu hơn.

KTS Nguyễn Quốc Thái nhận định làm tạm thì không nên, vì tạm mà to thì nguy hiểm: "Bảng quảng cáo trên đường Nội Bài làm cẩn thận khung bệ mà một cơn lốc làm đổ mấy chục cái, trông tỷ lệ mấy con chim Lạc to gấp 5 lần mà đổ thì nguy".

Làm kiên cố thì thời gian không kịp, lại ngược với tiêu chí chỉ dùng một dịp để "chào". KTS Trần Huy Ánh nói nên chăng Hà Nội là đất hoa, cứ dùng hoa kết lên cổng chào, lại có cờ phướn rực rỡ, hết lễ hội, cất cờ, hoa tàn là vừa… Cổng lễ hội Hoa Đà Lạt là một ví dụ hay.

Chào ai, ai chào?

Các KTS đặt câu hỏi: Tại sao phải làm 5 cổng mà không là 7, hay là một phía Bắc, một phía Nam? Có thể làm 3 vì ngoài 2 hướng nên thêm một hướng về quê hương nhà Lý... Ngay số lượng vị trí đã khó lý giải.

KTS Nguyễn Trung Thanh và Đào Ngọc Nghiêm đều có chung thắc mắc "cổng chào chào ai, ai chào?", bởi nhìn các biểu tượng thì thấy là nhặt từ biểu trưng các vùng miền, không đặc trưng cho Hà Nội. Nếu như Hà Nội đón mừng bạn bè bốn phương tụ hội thì không thể lẫn với lời mời về quê tổ Hùng Vương - Phú Thọ hay vùng Hải Đông với hàng cột Bạch Đằng kiêu dũng.

Ngày đại lễ đã cận kề, các cổng ngõ Thủ đô rộng rãi cũng trở nên quý giá khi sắp bước vào đô thị đông đúc. Cây cỏ hoa lá, những hình tượng biểu trưng nhỏ, nhẹ, có thời gian tồn tại mươi ngày, thể hiện sự tinh tế là lựa chọn tốt, thay cho móng bê tông, bể phun nước kiên cố hay các khung thép nặng nề đỡ nhôm nhựa... Đó là những ý kiến khá tập trung của các KTS Hà Nội góp ý cho lời chào của Hà Nội với bạn bè bốn phương.

  • Trần Đông
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,