221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1284405
Kỷ nguyên Đông Á đang đến?
1
Photo
null
Kỷ nguyên Đông Á đang đến?
,

- Cho rằng Đông Á sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, năng động và đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh khu vực này cần có một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế - chính trị toàn cầu giai đoạn hậu khủng hoảng. Ông phát biểu trước 450 đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á 2010 sáng nay (6/6) tại TP.HCM.

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh với 4 thành viên và đại diện ASEAN tại G20, Đông Á có khả năng đóng góp tích cực và đáng kể cho việc kiến tạo một cấu trúc mới hiệu quả hơn, dân chủ hơn cho nền quản trị toàn cầu.

Tuy nhiên, chỉ ra đặc điểm nổi bật là mô hình  “hướng ngoại”, Thủ tướng cho rằng các nền kinh tế Đông Á cũng dễ bị tổn thương trước các rủi ro kinh tế toàn cầu.

“Điều đó đòi hỏi từng nền kinh tế Đông Á tăng cường chất lượng quản trị, đổi mới mô hình phát triển để tăng trưởng nhanh, cân bằng và bền vững, mặt khác phải dành nhiều ưu tiên hơn và tham gia nhiều hơn nữa trong hợp tác quốc tế để đối phó với các vấn đề toàn cầu. Nói cách khác, Đông Á cần có một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế - chính trị toàn cầu trong giai đoạn hậu khủng hoảng”, Thủ tướng Việt Nam phát biểu.

Thách thức mô hình phát triển Đông Á

 

"Việt Nam sẽ tiếp tục đường lối Đổi Mới một cách nhất quán, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực, cả trong nước và ngoài nước để phát triển nhanh và bền vững".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt 3 câu hỏi lớn về giải pháp nhằm đưa Đông Á đóng một vai trò toàn cầu lớn hơn.

Đặt câu hỏi liệu để duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, Đông Á có cần những điều chỉnh đối với mô hình phát triển hiện tại, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng mô hình phát triển của khu vực đã được thử thách và chứng tỏ sức sống qua cuộc khủng hoảng vừa qua.

Tuy nhiên, ông cho rằng “chắc chắn sẽ cần có nhiều điều chỉnh  về chiến lược để phù hợp hơn với bối cảnh quốc tế trong giai đoạn hậu khủng hoảng".

Ông cũng đặt câu hỏi “ở cấp độ khu vực, liên kết khu vực được thúc đẩy như thế nào để hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế và làm cơ sở cho vai trò toàn cầu ngày càng lớn hơn của Đông Á?”.

Về điều này, Thủ tướng cho rằng tăng cường hợp tác khu vực phải trên nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng”. Tuy nhiên, cần phải xác định được những yêu cầu, hình thức, phạm vi mới cho hợp tác khu vực để phù hợp hơn với bối cảnh mới.

Về giải pháp ở cấp độ toàn cầu, Thủ tướng cho rằng Đông Á cũng cần phát huy vai trò của mọi lực lượng từ chính phủ đến doanh nghiệp và xã hội ở khu vực, đồng thời mở rộng hợp tác với các đối tác ở khu vực khác như diễn đàn hợp tác APEC, ASEM… Để có một vai trò lãnh đạo quan trọng và xứng đáng hơn trong hệ thống chính trị - kinh tế toàn cầu, mỗi thành viên của cộng đồng Đông Á cần nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của mình, với tầm nhìn xa trông rộng và hành động nhạy bén.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Chinhphu.vn

Tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân

Tại diễn đàn, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng khu vực tư nhân ngày càng có vai trò mạnh mẽ hơn đối với tăng trưởng khu vực. Trong khi kích thích về mặt tài chính, ngân sách còn hạn chế, chưa thúc đẩy được nhu cầu trong nước thì quá trình chuyển dịch sang sự tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân trong ngắn hạn là quan trọng.

Khi khu vực tư nhân ngày càng đóng góp mạnh mẽ hơn cho tương lai thì đòi hỏi các nước trong khu vực phải xem xét lại chương trình nghị sự trong ngắn và trung hạn.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại nội vùng sẽ hỗ trợ hơn nữa giao thương thế giới, hạ thấp chi phí, nâng cao tính cạnh của các quốc gia.

Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh lưu ý, để đảm bảo vai trò đang lên của châu Á, điều trước tiên và quan trọng nhất là phải đảm bảo hòa bình, an ninh lâu dài, thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác có lợi cho đôi bên cả hợp tác song và đa phương trong khu vực.

Thủ tướng Myanmar Thein Sein lại nhấn mạnh đến nỗ lực tập thể để khu vực vượt qua thách thức phát triển bền vững môi trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường cần đặt mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, để đảm bảo phát triển bền vững, Đông Á nói riêng và châu Á nói chung cần quan tâm phát triển thế hệ trẻ tài năng của khu vực, quan tâm đúng mức các nền kinh tế nhỏ, đảm bảo sự thịnh vượng dẫn đến tăng trưởng cân bằng giữa các quốc gia đông Á...

Phó Thủ tướng Thái Lan Kiat Sitheeamorn nói cuộc khủng hoảng đã mở ra những thời khắc hiếm hoi và quan trọng để chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông, sự vươn lên của kỷ nguyên châu Á ngày càng rõ và tiến triển nhanh hơn dự báo.

Sự chú ý hiện nay đang chuyển sang các nền châu Á và khu vực này vẫn tiếp tục con đường tự do hóa thay vì tiếp tục dựa vào chủ nghĩa bảo hộ, các biện pháp bảo hộ.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,