221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1281391
"Siết" chặt nguy cơ lũng đoạn ngân hàng
1
Photo
null
'Siết' chặt nguy cơ lũng đoạn ngân hàng
,

- Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đặc biệt lưu tâm ngăn chặn sự lũng đoạn của nhóm cá nhân, tổ chức gây rủi ro cho an toàn của hệ thống ngân hàng.

>> Nghị trường và dấu ấn đại biểu

Không để bị thao túng bởi nhóm cá nhân

Trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều nay (22/5), Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết điểm đáng chú ý trong Luật sửa đổi lần này là có thêm các quy định nhằm đảm bảo sự chặt chẽ, thận trọng trong hoạt động ngân hàng.

Mô tả ảnh.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền. Ảnh: Lê Anh Dũng

"Những sửa đổi này sẽ giúp ngăn chặn sự lũng đoạn của nhóm cá nhân, tổ chức thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng, gây rủi ro cho an toàn của hệ thống ngân hàng", Chủ nhiệm UB Kinh tế cho biết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng khẳng định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vấn đề an toàn hệ thống phải được đặt lên hàng đầu.

Cụ thể, dự thảo Luật quy định tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho người quản lý, người điều hành, hoặc pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát.

Mục đích chủ yếu của các quy định này là hạn chế các hoạt động cấp tín dụng trong nội bộ một tổ chức tín dụng.

Thêm vào đó còn có các quy định về hạn chế tỷ lệ góp vốn. Cụ thể, dự thảo quy định một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% và một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Trong khi đó, cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Đây là những điểm mới nhằm hạn chế khả năng lũng đoạn của các tổ chức có thể kiểm soát được hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua việc nắm giữ số lượng lớn cổ phần tại ngân hàng.

Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khi ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật có các quy định cụ thể về việc kê khai nguồn gốc tiền của các cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập tổ chức tín dụng.

Cho phép mua cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác

Thường vụ Quốc hội cũng cho biết vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận liên quan đến việc cấm ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác.

Cụ thể, một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật, theo đó không cho phép các ngân hàng thương mại trong nước được phép mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng khác.

Lý do được đưa ra là việc sở hữu vốn đan chéo lẫn nhau trong khu vực ngân hàng làm tăng nguy cơ rủi ro hệ thống trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Trong khi đó, nhiều ý kiến lại đề nghị không quy định cấm ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng khác.

Tuy nhiên, kết luận của Thường vụ Quốc hội khẳng định, hiện nay, một số ngân hàng nhỏ rất cần thu hút kinh nghiệm quản lý, điều hành và công nghệ của các ngân hàng lớn bằng việc bán cổ phần cho các ngân hàng lớn.

Hơn nữa, hệ thống các tổ chức tín dụng của nước ta còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên cần thiết có mua bán cổ phiếu giữa các tổ chức tín dụng làm tiền đề cho việc sáp nhập nhằm nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, lành mạnh hóa hệ thống.

Mặt khác, theo ông Hà Văn Hiền, việc cấm ngân hàng thương mại Việt Nam nắm giữ cổ phần của các tổ chức tín dụng khác sẽ gây ra bất bình đẳng giữa ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng nước ngoài.

Do vậy, Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định cho phép các ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được phép mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng khác nhưng phải tuân thủ các điều kiện chặt chẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Đồng tình với ý kiến trên của Thường vụ Quốc hội nhưng đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cho rằng "Luật cần quy định rõ ràng luôn tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu chứ không nên giao Ngân hàng Nhà nước quy định để tránh những sự "tùy tiện" về sau".

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm thì đề nghị "ngay từ bây giờ phải chuẩn bị các văn bản hướng dẫn để đến thời điểm Luật có hiệu lực (1/1/2011) sẽ sớm được thực thi".

Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 16/6 tới.

  • Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,