221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1281941
Đại biểu QH muốn nghiêm cấm xuất khẩu than
1
Photo
null
Đại biểu QH muốn nghiêm cấm xuất khẩu than
,
- Thảo luận về dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sáng nay (25/5), các ĐBQH đặc biệt lưu ý tình trạng xuất khẩu thô các tài nguyên không tái tạo đang nóng bỏng hiện nay và yêu cầu nghiêm cấm hành động này.

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) cảnh báo nguồn năng lượng hóa thạch của nước ta không nhiều và không bao lâu nữa sẽ cạn kiệt. Ông Dũng đề nghị, tuy đã có luật khoáng sản riêng, vẫn cần bổ sung vấn đề này vào luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, dù chỉ một đoạn ngắn.

Ông Dũng cung cấp số liệu cho thấy với tốc độ khai thác hiện nay, 30 năm nữa Việt Nam sẽ cạn kiệt dầu khí, than sẽ phải nhập khẩu 8 triệu tấn mỗi năm từ năm 2012, thậm chí “có tiền cũng không mua được than” như một quan chức ngành than nhận định.

Xu ly diem khai thac than trai phep.JPG
Lực lượng an ninh công an Quảng Ninh kiểm tra một điểm khai thác than trái phép. Ảnh: quangninh.gov.vn

ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) lại lưu ý rằng, trong khi trữ lượng than có nguy cơ không đủ dùng trong nước cho số năm đếm trên đầu ngón tay, chúng ta vẫn đang xuất khẩu than.

“Nước láng giềng không thiếu than nhưng chúng ta bán bao nhiêu họ cũng mua, để đến khi chúng ta thiếu than họ sẽ bán lại”. Cùng với cảnh báo này, ông Xuân đề nghị QH có chính kiến trong việc yêu cầu nghiêm cấm xuất khẩu than, vì lợi ích của con cháu và của chính chúng ta trong mấy năm tới.

ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đề nghị hàng năm Chính phủ phải báo cáo QH về tình hình thăm dò, khai thác và xuất khẩu tài nguyên. “Chính các ĐBQH còn chưa biết có đầy đủ thông tin về vấn đề này”, ông Tuân thừa nhận.

Ông Nguyễn Lân Dũng đề cập đến khả năng thăm dò khai thác những nguồn dầu khí và than khác, ví dụ bể than ngầm dưới lòng sông Hồng. Tuy nhiên, ý tưởng này đang có nhiều ý kiến tranh luận chưa thống nhất.

Theo ông, dự thảo cũng chưa đề cập đúng mức đến vai trò của địa nhiệt điện và điện thủy triều, trong khi với đường bờ biển dài, Việt Nam có ưu thế về thủy triều mà không phải nước nào cũng có.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng đặt câu hỏi với những dự án tham vọng như đường sắt cao tốc Bắc - Nam mà một chuyên gia nước ngoài gọi là “kim tự tháp của Việt Nam". Theo ông, đầu tư cho dự án này sẽ làm cạn kiệt nguồn tiền có thể dùng để cải thiện hệ thống giao thông hiện tại.

“Xe cộ gặp tắc đường vẫn phải nổ máy nên vẫn tiêu tốn xăng, trong khi giá xăng ngày càng tăng. Đường xá nhỏ nên lúc đông đúc chỉ cần một xe quay đầu là đường tắc. Những chuyện nhỏ đó có ai xem xét không?”, ông Dũng nói.

ĐB Đỗ Văn Lực (Đồng Tháp) đề nghị phải coi việc nhập khẩu các công nghệ, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm chứ không chỉ yêu cầu “giảm dần”.

Tuy nhiên, theo ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), các chính sách hiện nay chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

ĐB Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) nhận xét dự thảo luật vẫn mang dáng dấp một chương trình hành động quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, nặng về kêu gọi vận động hơn là quy định pháp lý và chế tài, tạo cảm giác nếu làm sai thì chỉ là vi phạm quy định chứ không phải vi phạm luật.

ĐB Nguyễn Tấn Tuân cũng cho rằng dự thảo luật chưa có những biện pháp chế tài thích đáng, chưa chỉ rõ nguồn gốc trách nhiệm của các cơ quan, chưa thể hiện tính tích cực tương xứng với mức độ báo động của vấn đề.

Ông Tuân yêu cầu phải có một chiến lược dự trữ năng lượng cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận (Quảng Nam) nhận định các nước trên thế giới đều giải quyết vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả bằng cả một hệ thống pháp luật chứ không chỉ một đạo luật. Nếu QH thông qua dự thảo luật này thì phải chấp nhận tình trạng chung chung.

  • Thủy Chung

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
,
,