221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1280731
Biển Đông không phải mối lo riêng của Mỹ
1
Photo
null
Biển Đông không phải mối lo riêng của Mỹ
,

- Trao đổi với VietNamNet bên lề Hội nghị chính sách an ninh ARF, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về Nam và Đông Nam Á, ông Robert Mark Scher cho hay, nhiều nước khu vực quan ngại về tình hình an ninh trên Biển Đông.

Ông Scher nói, đến Việt Nam dự hội nghị này, Mỹ sẵn lòng cùng trao đổi về các vấn đề an ninh quan tâm chung và làm thế nào để cải thiện các thể chế hợp tác để ứng phó với các thách thức đó.

Mỹ và các nước đã đạt được tiếng nói chung, thống nhất được cách nhìn về các vấn đề an ninh ở khu vực này chưa, thưa ông?

Có rất nhiều góc nhìn chung về các vấn đề an ninh khu vực, trong đó, hội nghị tập trung chủ yếu vào các vấn đề an ninh phi truyền thống và đạt kết quả tốt.

Trong đó, chúng tôi đã đạt được tiếng nói chung trong việc hỗ trợ giảm nhẹ thảm họa thiên tai, an ninh biển, biến đổi khí hậu.

Liên quan đến an ninh biển, vấn đề được các quốc gia trong khu vực đặc biệt quan tâm, thời gian qua, Quốc hội Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc điều trần liên quan đến vấn đề Biển Đông, an ninh biển cũng như động thái của một số nước ở khu vực. Điều gì khiến nước Mỹ quan tâm nhiều như vậy?

Đây không phải là chỉ là mối lo riêng của nước Mỹ mà hầu như tất cả các nước phát biểu tại Hội nghị đều nêu vấn đề này. Có mối quan ngại chung rõ ràng của khu vực.

Tôi nghĩ không cần tập trung vào việc Quốc hội Mỹ yêu cầu tiến hành điều trần liên quan đến những hành động và hoạt động ở Biển Đông mà điều quan trọng hơn là khu vực này xem đó là mối quan ngại chung.

Điều đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo an toàn cho các đường hàng hải, đường viễn thông trên biển vì thịnh vượng và ổn định của khu vực.

Không thể đơn lẻ giải quyết

Theo quan điểm của Mỹ, liệu chúng ta với tư cách toàn khu vực có thể làm gì để xử lý vấn đề căng thẳng trên Biển Đông?

Chúng ta có những cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn trong nhiều vấn đề liên quan đến an ninh biển và nhận thức về các hoạt động trên biển. Và rất rõ ràng, một phần của việc này đảm bảo các nước đều tuân thủ các thông lệ quốc tế và luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982.

Trong đó, điều cần nhất là tăng cường nhận thức về các hoạt động trên biển.

Không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết vấn đề này. Chúng ta chỉ đối phó có hiệu quả khi có sự kết hợp của các quốc gia, bắt tay với nhau cùng giải quyết.

Mô tả ảnh.
Ảnh: B.Trung

Nước Mỹ sẽ đóng vai trò nào trong việc giải quyết vấn đề an ninh này, thưa ông?

Nhiều lĩnh vực Mỹ có thể tham gia. Chúng tôi đã làm việc với nhiều nước trong khu vực để tăng cường năng lực của các nước trong vấn đề an ninh biển và nhận thức về các hoạt động trên biển.

Tại Hội nghị, chúng tôi đã đề cập đến những việc Mỹ phối hợp với Indonesia, Malaysia và Philippines, ba nước có chung biên giới biển để tăng nhận thức về các hoạt động trên biển và việc kiểm soát.

Những cơ hội hợp tác ở khu vực tùy thuộc vào quốc gia trong khu vực muốn gì từ Mỹ và các nước đối tác trong khu vực và các nước liên quan trong việc cải thiện năng lực.

Tại Hội nghị này, Philippines đề xuất xây dựng Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông COC, theo đó, không chỉ cần sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc mà còn cần sự can dự của các nước lớn khác trong khu vực, trong đó có Mỹ. Ông nghĩ gì về sáng kiến này?

COC là một văn kiện quan trọng nếu được hiện thực hóa bằng văn bản kí kết và tất cả các bên cần tham gia.

Rõ ràng là Mỹ quan tâm đến tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như các khu vực khác. Nhưng Mỹ không đứng ở bất kì vị trí nào trong cuộc tranh cãi về chủ quyền của các bên ở Biển Đông.

Mỹ muốn được nhìn như một quốc gia quan tâm chặt chẽ đến vấn đề này, và sẽ cố gắng vạch rõ vai trò nào mà Mỹ muốn tham gia.

Nhưng về cơ bản, tôi tin rằng, sẽ là tốt nhất nếu vấn đề này được giải quyết bởi các quốc gia liên quan.

Muốn quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ ngang tầm

Ở cấp độ song phương, năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Mỹ, trao đổi nhiều vấn đề cùng quan tâm. Phía Mỹ đánh giá như thế nào về kết quả của chuyến thăm?

Chuyến thăm của Bộ trưởng là sự tiếp tục tiến trình tăng cường hợp tác quân sự song phương giữa hai nước cũng như trong sự phát triển quan hệ chung của hai nước.

Chúng tôi sẽ gia tăng và mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như cứu trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai, an ninh biển, hợp tác trong hoạt động gìn giữ hòa bình. Đó là những lĩnh vực chúng tôi muốn cộng tác chặt chẽ với Việt Nam, bên cạnh lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Liệu với các cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Việt Nam và Mỹ có tạo nên bước tiến trong hợp tác quân sự - quốc phòng?

Tôi đã nhìn thấy cơ hội để đạt các bước tiến trong việc cải thiện quan hệ quốc phòng hai nước, đạt ngang tầm mức hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Đó là mục tiêu của tôi và chúng tôi đang cùng các đồng nghiệp Việt Nam nỗ lực hiện thực hóa để có bước phát triển dần đạt đến mức mong muốn của hai nước cũng như cơ hội do khu vực mang lại.

Trong quá trình chuẩn bị ADMM+, Việt Nam cũng đã có các hoạt động tham vấn với Mỹ. Liệu Mỹ sẽ tham gia tiến trình cộng này hay không? Vấn đề nào Mỹ muốn cùng đặt lên bàn thảo luận với các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác?

Tin rằng lời mời chính thức sẽ được gửi sớm. Bộ trưởng Gates đã nói rằng ADMM+ là cơ chế rất quan trọng và được các quốc gia khu vực chào đón. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp cho cơ chế này.

  • Phương Loan
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,