221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1278326
Bầu cử Anh: Giành giật bên thứ ba
0
Article
null
Bầu cử Anh: Giành giật bên thứ ba
,

Cuộc bầu cử quốc hội Anh đã kết thúc với một kết quả chưa từng có tại nước này trong vòng 34 năm qua khi không có đảng nào giành được đa số ghế tối thiểu để đứng ra thành lập chính phủ. Điều này có thể sẽ khiến các cuộc thương lượng giữa đảng Bảo thủ (về nhất) và Công Đảng (về nhì) với đảng Dân chủ Tự do trở nên rộn rã với những lời lẽ "dễ nghe".

Ngay cả trước khi Clegg, theo một nghĩa nào đó, "bỗng dưng" trở thành người nắm quyền quyết định vận mệnh quốc gia, nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do cũng đã được hỏi ông sẽ làm gì nếu không có đảng nào giành được đa số tối thiểu.

Nick Clegg, David Cameron và Gordon Brown tham dự lễ kỷ niệm ngày chiến thắng Phát-xít tại Cenotaph, Luân Đôn. Ảnh: Reuters
Nick Clegg, David Cameron và Gordon Brown tham dự lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng phát xít tại Cenotaph, London ngày 8/5. Ảnh: Reuters

Nick Clegg nói, ông nghĩ rằng đảng nào giành đa số ghế và phiếu ủng hộ được quyền thành lập chính phủ.

Sau cuộc bầu cử, ông vẫn giữ quan điểm này và tuyên bố rằng, "chính đảng Bảo thủ phải chứng minh mình xứng đáng là đảng lãnh đạo vì lợi ích quốc gia".

Nói cách khác, ông Clegg đang "mời gọi" Cameron đưa ra lời đề nghị mà ông không thể từ chối.

"Hiểu và tôn trọng"

Điều này có tác động gì tới Gordon Brown khi ông vẫn đang tại vị ở Phủ Thủ tướng tại số 10 Downing Street?

Vị Thủ tướng đương nhiệm vẫn khẳng định ông không có ý định từ chức, dù vẫn tuân thủ hiến pháp bất thành văn của Anh - trong trường hợp không một đảng nào giành được đa số thì Thủ tướng đương nhiệm vẫn ở lại cho tới khi nào vị Thủ tướng này quyết định không thể thành lập nội các và chọn giải pháp từ chức.

Theo luật của Anh, đảng đương quyền, mà trong trường hợp này là Công Đảng của Thủ tướng Gordon Brown, được cho cơ hội thành lập một chính phủ liên minh với một đảng khác trước.

Phát biểu tại Downing Street, ông luôn cố dùng những lời lẽ "ấm áp" để thu hút Clegg, rằng có những điểm chung giữa Công Đảng và đảng Dân chủ Tự do về kinh tế và cải cách bầu cử.

Ông Brown nói ông không phải vội vàng rời Số 10 và ông "hiểu và tôn trọng" khi nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do muốn bàn với Cameron về khả năng xây dựng một liên minh.

Nếu những cuộc đàm phán này thất bại, ông Brown sẽ gõ cửa đảng Dân chủ Tự do với hoa, sôcôla và lời hứa tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về "một hệ thống bỏ phiếu công bằng hơn".

Đảng Bảo thủ và Dân chủ Tự do đã bắt đầu đàm phán.

Ông Cameron muốn chỉ ra những lĩnh vực mà đảng Bảo thủ và Dân chủ Tự do thống nhất về chính sách.

Nhưng ông cũng nỗ lực trấn an các "tín hữu" Bảo thủ và nói rằng: "Tôi muốn nói rõ rằng tôi không tin sẽ có chính phủ nào trao thêm quyền cho Liên minh châu Âu".

"Tôi không tin rằng có chính phủ nào lại có thể mềm yếu về vấn đề di cư, điều cần một sự quản lý phù hợp".

"Và Quốc phòng phải được giữ vững".

Điều đó rõ ràng để không chạm tới một số chính sách gây tranh cãi nhất của đảng Dân chủ Tự do trong cuộc thảo luận.

Những bất đồng lớn

Về cải cách bầu cử, nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ đề nghị thành lập một hội đồng điều trần. Nhưng chừng đó chưa đủ so với những mong muốn của đảng Dân chủ Tự do

Họ còn chưa quên Tony Blair đã thanh lập ủy ban Jenkins để giám sách các biện pháp thay đổi hệ thống bầu cử. Các báo cáo của ủy ban này từ nhiều năm nay cũng không mấy khi được sử dụng.

Tuy vậy, vẫn có một cơ sở chung để đôi bên bám vào. Cả hai đảng đều muốn bỏ đi kế hoạch thẻ nhận dạng cá nhân.

Cameron đã chỉ ra rằng, cả tuyên ngôn của đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Tự do đều có cam kết sẽ mạng lại những "ưu đãi cho học sinh" ở Anh, để giúp giảm bớt khoảng cách giữa các trẻ em giàu và nghèo.

Nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ đưa ra vấn đề thiện chính sách thuế và bàn về việc không tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch tăng bảo hiểm quốc gia.

Nhưng vẫn có những mặt tồn một số bất đồng nghiêm trọng.

Tuyên ngôn của đảng Dân chủ Tự do nói tới việc đặt ra loại thuế gọi là "mansion tax" (thuế biệt thự) đối với tài sản trị giá hơn 2 triệu bảng Anh.

Đảng này cam kết không ai phải đóng thuế thu nhập với 10.000 bảng đầu tiên họ kiếm được.

Cameron chỉ nói ông sẵn sàng dành "ưu tiên hơn nhiều nữa" cho vấn đề này và "cùng nhau xác định xem làm sao để có thể tài trợ chương trình này".

Hãy chờ xem những cuộc đàm phán "cởi mở và công khai" của các chính trị gia này sẽ đem đến điều gì cho nước Anh.

  • Đình Ngân (Theo BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,