221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1275182
Trung tâm hành chính lên Ba Vì: Bộ máy càng xa dân
1
Article
null
Trung tâm hành chính lên Ba Vì: Bộ máy càng xa dân
,

- Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng Phạm Sỹ Liêm, nếu vẫn quyết tâm đưa trung tâm hành chính về Ba Vì sẽ chỉ khiến các cơ quan công quyền thêm xa dân.

VUSTA - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam sáng nay (22/4) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về quy hoạch Thủ đô.

Cẩn trọng để yên dân

Mô tả ảnh.
Ông Nguyễn Mại: Rất ít người, nhất là trí thức, hài lòng với quy hoạch Thủ đô. Ảnh: LN

Điều khiến các chuyên gia quy hoạch, kiến trúc, đô thị bận tâm nhiều nhất là việc đặt Trung tâm hành chính quốc gia ở Mỹ Đình và Ba Vì liệu có phải phương án khả thi?

Nói như ông Phạm Sỹ Liêm, Trung tâm hành chính quốc gia cần đặt vĩnh viễn tại nơi trước đây đã quy hoạch là Tây Hồ Tây thay vì di dời về Mỹ Đình như một "trạm trung chuyển".

"Đưa về Ba Vì chỉ là để xa dân thêm mà thôi", ông Liêm cho hay.

Nguyên Phó Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Mại nói, cứ như quy hoạch trước đây, thì quận Ba Đình và Tây Hồ là trung tâm hành chính của thành phố.

Nơi đây, hai công trình đồ sộ là trụ sở và nhà làm việc của Quốc hội đang được xây dựng. Chưa kể, hàng chục bộ, ngành đang xây dựng mới trụ sở ở Nhân Chính, Mỹ Đình, Từ Liêm đã "ngốn" hàng nghìn tỷ. Ngoài ra, khu ngoại giao đoàn, khu trung tâm tài chính cũng đã được quy hoạch...

"Việc dời Trung tâm hành chính quốc gia là sự kiện trọng đại của đất nước, cần cẩn trọng khi quyết định để yên dân", ông Mại khẳng định.

Còn như Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng nói, chúng ta đang tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử, bộ máy đang ngày càng gọn nhẹ, liệu có nhất thiết phải quy tụ tất cả về một địa điểm khi đã đầu tư rất lớn để xây dựng trụ sở các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính.

Theo ông Hùng, nên giữ nguyên trạng trung tâm chính trị, hành chính như hiện nay, chỉ điều chuyển một số trụ sở bộ ra khu phía Tây chứ không nên xây mới trung tâm khác.

Từ góc độ "hiệu quả", GS Nguyễn Quang Thái (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam) phân tích, trong suốt 50 năm qua ta mới dần ổn định quy việc xây cất quanh trung tâm Ba Đình, nay đang lúng túng với những kế hoạch dịch chuyển ra Mỹ Đình, thì khó có thể kỳ vọng 20 năm tới sẽ ổn định tại Ba Vì như kế hoạch.

Chủ tịch Hội Môi trường xây dựng Việt Nam Phạm Ngọc Đăng gọi đây là "cuộc dời đô thứ hai, là thiếu coi trọng giá trị nghìn năm của lịch sử Thăng Long".

Không nên gán mác "tâm linh"

Cũng theo ông Phạm Ngọc Đăng, việc đầu tư cho trục đường Thăng Long - Ba Vì rất tốn kém. Dự tính chi phí lên tới 10.000 tỷ đồng.

"Từ sau năm 1954 đến nay, Hà Nội đã trải qua 6 lần quy hoạch mới, không kể những lần sửa đổi. Nhưng cả 6 lần đều không thực hiện đúng được như tiến độ. Quy hoạch nào cũng xác định tầm nhìn 20 năm, nhưng hầu hết chỉ thực hiện được dăm bảy năm".

Nguyên GĐ Sở QH-KT Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm

Kế hoạch xây trục Thăng Long tiếp tục nhận thêm nhiều ý kiến phản biện khác nhau.

Tuy tán thành việc nên có trục Thăng Long, nhưng ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, phải nói rõ đây là trục đường vì mục đích giao thông và quốc phòng chứ không gán cái mác "trục tâm linh".

Chưa kể, ý tưởng đặt tượng đài Độc Lập trên trục Thăng Long không hề gắn với một ý nghĩa lịch sử nào. Vì nếu có tượng đài Độc Lập thì nơi thích hợp nhất là khu vực Ba Đình chứ không phải trên trục đường này.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng kế hoạch xây trục Thăng Long là duy ý chí, không thiết thực.

Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm lại cho rằng với toàn bộ hệ thống hiện có, không cần thêm một trục Thăng Long như quy hoạch.

  • Lê Nhung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,