Thái Lan: Khi người biểu tình chuyển sang "mặt trận" kinh tế

Cập nhật lúc 05:49, 30/04/2010 (GMT+7)

Trên khắp đường phố trung tâm tài chính chính của Thái Lan, những người phản đối chính phủ tập hợp những gậy gộc trong khi người phát ngôn trong bộ trang phục màu đen đe dọa sẽ phản kháng kịch liệt lực lượng quân đội được triển khai gần đó nếu họ tiến vào giải tán địa điểm biểu tình. Đại tá Khattiya Sawsdipol, chỉ biết đứng nhìn. Còn đám đông áo đỏ thì “hân hoan” trước sự có mặt của ông.

Diễn ra mang tính biểu tượng tại trung tâm mua sắm và khách sạn sang trọng của Bangkok, cuộc biểu tình suốt 5 tuần qua của Mặt trận Dân chủ thống nhất chống độc tài (UDD) đã sử dụng chiến thuật “đột khởi và kinh hoàng” nhằm tạo thiệt hại về mặt kinh tế cho liên minh cầm quyền do đảng Dân chủ lãnh đạo.

Người biểu tình tại Bangkok đấu đầu với cảnh sát. Ảnh: AP
Người biểu tình tại Bangkok đấu đầu với cảnh sát. Ảnh: AP
Chính quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva được hy vọng sẽ sử dụng phục hồi kinh tế làm điểm tựa trong cuộc bầu cử sắp tới, mà đáng lẽ diễn ra vào cuối năm 2011, nhưng có thể sẽ phải tổ chức trong năm nay trước yêu cầu đòi giải tán ngay lập tức quốc hội của UDD.

Cựu Thủ tướng lưu vong của Thái Lan, Thaksin Shinawatra, nhà lãnh đạo và là biểu tượng của UDD, đã nói trong bài phát biểu với những người ủng hộ rằng chỉ có chính sách thân người nghèo mới có thể khôi phục lại kinh tế.

Phục hồi kinh tế đang diễn ra tại Thái Lan, với tăng trưởng GDP theo dự tính của chính phủ là 5% sau thời kỳ tăng trưởng âm năm ngoái. Ngành du lịch, chiếm 65% GDP và tập trung phần lớn tại vùng trọng điểm miền nam của Đảng Dân chủ, được đặc biệt hy vọng sẽ cất cánh. Abhisit trước đó đã chỉ ra con số về lượng khách kỷ lục vào tháng 12 là minh chứng rằng nước này đang trở lại ổn định dưới sự lãnh đạo của ông.

Thế nhưng, bởi sự phục hồi hiện tại của Thái Lan chủ yếu do nhân tố bên ngoài tác động, nên ảnh hưởng kinh tế của cuộc biểu tình lần này cho tới nay chỉ mang tính biểu tượng hơn là thực chất. 30 tỷ baht (595 tỷ USD) thiệt hại ước tính đối với ngành du lịch chỉ chiếm không quá 0,2% GDP danh nghĩa. Một số nhà phân tích ghi nhận rằng, nếu mọi việc kết thúc trong vài tuần tới thì lượng khách du lịch sẽ tăng mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng lòng tin này.

Một nhà phân tích tài chính tại Bangkok, yêu cầu được giấu tên, nói rằng ảnh hưởng tổng thể sẽ không đáng kể nếu tình hình ổn định trước khi các doanh nghiệp xuất khẩu đa quốc gia - vốn là động thúc đẩy phục hồi - rút về đội ngũ quản lý nước ngoài cấp trung vì những quan ngại an ninh liên quan tới cuộc biểu tình. Theo ông, sẽ rất khó để chỉ định lại các nhà quản lý nước ngoài vì những lý do pháp luật và hậu cần một khi họ đã bị chuyển đi.

Tuy nhiên, “cuộc di cư” của doanh nghiệp nước ngoài, tuyên bố và chiến thuật của UDD sẽ làm tăng rủi ro và chi phí làm ăn kinh doanh tại Thái Lan. Cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch mới đây đã hạ bậc xếp hạng tiền tệ dài hạn của nước này, với lý do rằng “bất ổn chính trị leo thang, cùng với phục hồi kinh tế chậm chạp và môi trường chính sách xấu đi, tất cả theo thời gian sẽ ảnh hưởng bất lợi lên uy tín trả nợ nước ngoài của Thái Lan”.

Các nhà phân tích rủi ro khác đang theo dõi để xem liệu những người phản đối có lựa chọn thông điệp bài ngoại vì những chỉ trích của truyền thông nước ngoài đưa tin về cuộc biểu tình của họ.

Những quan ngại này bắt nguồn từ tuyên bố của UDD sẽ nhằm vào một số doanh nghiệp lớn do người Thái thành lập hoặc sở hữu, trong đó có cả những tập đoàn mà giờ đây hoặc đa số thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài hoặc được giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán.

Các nhà lãnh đạo UDD cho rằng một số doanh nghiệp Thái đang câu kết với các quan chức mà nhóm biểu tình khẳng định sẽ chống lại theo cách riêng vì dân chủ và quyền bình đẳng.

Một số nhà lãnh đạo UDD khẳng định quan điểm rằng họ tham gia vào cuộc đấu tranh giai cấp và cùng với đa số người nghèo ở nông thôn chống lại thiểu số quý tộc thành thị.

Áo đỏ được những người phản đối bán và mặc ngày càng nhiều tại địa điểm biểu tình ghi một chữ trong tiếng Thái “phrai”, tạm dịch theo tiếng Anh là “peasant”, nghĩa là “người nông dân”. Thaksin đã hứa trong đoạn video quay bài diễn văn của với người ủng hộ áo đỏ rằng ông sẽ xoá sạch đói nghèo tại Thái Lan nếu trở lại cầm quyền.

Nhưng bộ trưởng Tài chính Korn Chatikavanij thì tỏ ra nghi ngờ. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Thái Lan có bất bình đẳng trong thu nhập và nhiều người Thái thiếu các cơ hội kinh tế. Nhưng thực tế chính phủ hiện tại đã nỗ lực để giải quyết vấn đề này nhiều hơn những gì Thaksin đã làm trong nhiệm kỳ của ông”.

Korn nói rằng chương trình trợ giá cho nông dân mới của chính phủ đã đảm bảo cho hơn 4 triệu nông dân trên toàn quốc nhận được mức giá hợp lý cho nông phẩm của. Vị Bộ trưởng Tài chình này nhấn mạnh áp dụng mức thuế đất mới, mà nội các đã vừa thông qua, sẽ dần dần giải quyết về mặt cấu trúc vấn đề bất bình đẳng kinh tế tốt hơn.

Khổ ai?

Là một phần tham gia tuyên truyền lý tưởng của UDD, các nhà lãnh đạo của đảng này đã lựa chọn mục tiêu cụ thể là nhằm vào ngân hàng Bangkok, thể chế tái chính lớn nhất của nước này và hiện do đa số người nước ngoài sở hữu, vì được cho là đã tài trợ cho đối thủ PAD và quan hệ thương mại của nó với chủ tịch Hội đồng Cơ mật Prem Tinsulanonda.

Thaksin đã công khai buộc tội Prem dàn dựng cuộc đảo chính quân đội năm 2006, lật đổ chính phủ của ông - nhưng nhà cố hoàng gia vấn này vẫn phủ nhận những cáo buộc trên.

Các chi nhánh Ngân hàng Bangkok mới đây là mục tiêu của một loạt các vụ tấn công lựu đạn, mặc dù các nhà lãnh đạo UDD không tuyên bố nhận trách nhiệm.

Một số nhà phân tích cho rằng lời đe dọa kéo dài cuộc biểu tình của UDD trước đó đối với kinh đô tài chính Silom Road của Bangkok một phần nhằm làm tê liệt đầu não và hoạt động của ngân hàng Bangkok.

Kalaya Sophonpanich, thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ hiện đang quản lý những nỗ lực chiến lược của đảng này nhằm tạo lợi thế trong bầu cử tại khu vực trọng điểm miền bắc của Thaksin, là con rể gia đình sáng lập ngân hàng Bangkok.

Các nhà lãnh đạo áo đỏ khác thì bêu rếu tập đoàn công nghiệp chế biến khổng lồ CP, từ lâu là đối thủ của Shin Corporation, trước đây thuộc sở hữu của Thaksin và cũng vẫn duy trì trụ sở tại trung tâm tài chính của Bangkok này. Lãnh đạo nòng cốt của UDD, Nattawut Saikua, trong bài phát biểu mới đây đã đe dọa sẽ “hạ gục” trung tâm mua sắm mới cải tiến Central World, nếu quân đội dùng vũ lực giải tán đám đông biểu tình.

Trung tâm và phạm vi biểu tình của UDD phần lớn trên đất do Cơ quan bất động sản hoàng gia sở hữu. Mà cơ quan này nắm giữ khoảng khoảng 40% cổ phần tất cả tài sản khu vực kinh doanh tại trung tâm Bangkok này. Không rõ bao nhiều khu vực hiện đang do UDD kiểm soát Crown Property Bureau được sở hữu hay cho thuê.

Bộ trưởng Korn ghi nhận rằng, “gần như tất cả những công ty tư nhân bị UDD nhắm tới đều từ chối nhún nhường trước chính phủ của Thaksin trong thời gian ông quyền lực”. Ngân hàng Bangkok và Ngân hàng Kasikorn đều bất đồng với Thaksin và Pansak, cố vấn riêng trong những năm đầu của chính quyền Thaksin vì họ từ chối nới lỏng yêu cầu cho vay và tạo điều kiện để kinh tế phục hồi như ông đã cam kết sẽ tạo ra trong chiến dịch tranh cử.

Nhiều nhà phân tích coi hoạt động chống lại doanh nghiệp của UDD là mang tính cá nhân hơn là ý thức hệ, và các nhà lãnh đạo UDD sẽ phải đối mặt với áp lực phải tái cơ cấu nền kinh tế nếu họ trở thành đảng nắm quyền lãnh đạo sau cuộc bầu cử tới đây, hoặc là thông qua thành lập một đảng chính trị mới, hoặc là thông qua liên hệ với đảng Vì người Thái (thân Thakisn).

Mặc dù bên nào cũng có những tuyên bố mạnh mẽ, nhưng không nhiều người tin sẽ có một cuộc cách mạng rút ngắn khoảng cách giàu nghèo sắp diễn ra. Và như thế, có thể cái vòng luẩn quẩn sẽ còn lập lại trong chính trường Thái Lan.

Shawn W Crispin là biên tập viên của tờ Asia Times Online

  • Đình Ngân (Theo Atimes)

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Các tin khác