221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1272862
Chính phủ Thái Lan có đứng vững?
1
Article
null
Chính phủ Thái Lan có đứng vững?
,

Những dấu hiệu mới đây nhất cho thấy sẽ chưa thể có bình yên trong nay mai cho chính phủ đang tê liệt của Thái Lan, sau nhiều tuần náo động do phe áo đỏ đứng đầu.

Các đồng minh của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã vùng lên mạnh mẽ vào ngày 7/4 khi tràn vào qua cổng ập vào tòa nhà Quốc hội. Chính phủ phải lập lại trật tự bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok và các tỉnh lân cận. Thủ tướng Abhisit Vejajiva buộc phải hoãn lại chuyến đi ngày 12-13/4 tới Washington DC để dự Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân.

Đó là dấu hiệu mới đây nhất cho thấy rằng, sẽ chưa thể có bình yên trong nay mai cho chính phủ đang tê liệt của Thái Lan sau nhiều tuần náo động do phe áo đỏ đứng đầu, cái tên thường dùng để chỉ Mặt trận dân chủ thống nhất chống độc tài.

Mô tả ảnh.
Cảnh sát sử dụng hơi cay giải tán người biểu tình tại Bangkok ngày 10/4. Ảnh: Reuters

Câu hỏi lớn là liệu chính phủ liên minh do đảng Dân chủ của Abhisit có thể đứng vững được hay không. Bloomberg đưa tin, lòng tin của người tiêu dùng đã giảm lần thứ hai trong tháng 3 vì quan ngại rằng phục hồi kinh tế của nước này sẽ bị gián đoạn bởi tình trạng bất ổn chính trị leo thang.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế vẫn hầu như lạc quan với niềm tin quân đội và cảnh sát có thể đẩy lui những người phản đối. Mặc dù thường xuyên trong tình trạng bất ổn, thị trường Thái Lan vẫn là một trong những thị trường thể hiện tốt nhất trong khu vực.

Một nhà quan sát từ một công ty đa quốc gia nói: "Sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi họ mất đi động lực, chừng nào cảnh sát không để chính mình bị kích động". Cuộc sống tại Bangkok vẫn diễn ra tương đối bình thường, mặc dù có xảy ra tắc đường vì những cuộc biểu tình.

Những người áo đỏ đã giành được sự ủng hộ chủ yếu từ người Thái ở vùng nông thôn, thành thị nghèo và những người khác phản đối cuộc đảo chính năm 2006. Từ thời điểm đó, họ đã tập hợp máu và đổ xuống các văn phòng chính phủ, khiêu khích chính quyền vào một cuộc tấn công có thể thu được sự cảm thông và gây áp lực buộc chính phủ phải giải tán ngay lập tức.

Cảnh sát cố gắng để tự họ nản lòng, cho rằng hàng chục nghìn người phản đối từ nông thôn cuối cùng sẽ mệt mỏi vì phải xa nhà và rút lui về vùng chiến lược của họ ở bắc và đông bắc Thái Lan.

Phe áo đỏ đòi bầu cử trong vòng 15 ngày, nhưng Thủ tướng Abhisit đã phản đối và chỉ đưa ra thời hạn 9 tháng. Khi hàng nghìn người áo đỏ tràn vào tòa nhà Quốc hội, số lượng cảnh sát ít ỏi dùng vòi rồng gần như đã rút lui trong khi những người phản đối trèo qua cổng vào. Các chính trị gia hoảng sợ, cận vệ đã phải leo lên thang, trèo qua tường trốn thoát, một số người tẩu thoát bằng máy bay quân sự Black Hawk.

Do vẫn khá được lòng dân từ trước đây của Thaksin, những người ủng hộ ông dự đoán rằng ứng cử viên của họ sẽ giành chiến thắng nếu cuộc bầu cử được tổ chức ngay lập tức. Nếu điều đó diễn ra, nhiều người hy vọng rằng, Thaksin sẽ được phép quay trở lại quê hương, hưởng lệnh ân xá, khôi phục lại được tài sản, và có thể còn có thể được khôi phục chức vụ thủ tướng.

Gần một tháng, những người biểu tình ở Thái Lan thề sẽ lật đổ chính phủ đã "chiếm" nhiều vùng của Bangkok với thái độ hết sức mạnh mẽ. Khi lực lượng áo đỏ trở nên ngày càng thách thức hơn và những cuộc biểu tình đe dọa ngày càng nhiều tới hoạt động mua sắm và ngành du lịch, nhiều người phân vân liệu chính phủ sẽ có thể dập tắt phong trào bằng vũ lực.

Kitti Sunthornphreuk, một quan chức chính phủ 52 tuổi từ Kitti Sunthornphreuk, một tỉnh cận Bangkok nói: "Quân đội không đủ can đảm để chống lại chúng tôi. Họ chỉ là những đứa con của những người dân thường nghèo khổ. Họ cũng có hoàn cảnh giống như chúng tôi. Họ có cùng trái tim như chúng tôi".

Lực lượng quân đội lên tới gần 80.000 người đã được huy động tới Bangkok. Con số này có thể lớn hơn số người biểu tình, được ước tính vào khoảng từ 50.000 người hoặc hơn, theo các ước tính của cảnh sát và các hãng thông tin.

Cho tới nay, lực lượng quân đội được đưa tới các địa điểm biểu tình đã được trang bị dùi cui và lá chắn.

Các cuộc biểu tình của phe áo đỏ chống lại chính phủ Thái Lan vẫn tiếp tục và hầu hết các nhà quan sát đều ghi nhận mức độ phân cực chính trị đang tăng lên.

Mâu thuẫn chính trị sâu sắc một phần là sản phẩm truyền thông phân cực ngày càng lớn, đặc biệt là với những người Thái được tiếp cận khá dễ dàng với các kênh tin tức dưới sự kiểm soát của đảng Liên minh dân tộc vì Dân chủ áo vàng (PAD - nhìn chung ủng hộ chính phủ) hay đảng Mặt trận dân chủ thống nhất chống độc tài (UDD - ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và đảng chính trị đối lập Người Thái yêu người Thái).

Tuy nhiên, vẫn có hy vọng rằng hai bên sẽ sớm đi tới đàm phán sau khi tình trạng bạo lực tồi tệ nhất diễn ra tại Bangkok kể từ vụ hơn 40 người bị chết trong cuộc biểu tình phản đối quân đội vào năm 1992. Cộng đồng quốc tế đang kêu gọi cả hai bên kiềm chế.

  • Đình Ngân tổng hợp
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,