221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1268323
Quy hoạch HN: Quốc hội thông qua mới trình Bộ Chính trị
1
Article
null
Quy hoạch HN: Quốc hội thông qua mới trình Bộ Chính trị
,

- Tại buổi làm việc với thành phố Hà Nội hôm nay (17/3), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay quy trình thông qua Quy hoạch chung Hà Nội sẽ có thay đổi. Quốc hội thảo luận, thông qua trước rồi mới trình Bộ Chính trị và BCH TƯ Đảng.

>> Thủ tướng: Hà Nội phải giảm thêm 1/2 số điểm ùn tắc

Lắng nghe giới chuyên môn

Một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư lớn trên địa bàn thời gian qua là do quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng Hà Nội.

Cụ thể, quy hoạch chuyên ngành vẫn đang trong quá trình xây dựng, rà soát, điều chỉnh còn quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/5000, 1/2000 vẫn chưa có để có thể làm cơ sở cho việc lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Phạm Hải

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị coi việc thông qua Quy hoạch chung của Hà Nội là một trong những việc quan trọng nhất năm 2010. Ông cũng nhấn mạnh thời gian còn lại, phải làm sao tiếp thu càng rộng rãi ý kiến của người dân càng tốt.

"Chúng ta không ngại những ý kiến phản biện vì đó là điều cần thiết. Không thể chỉ mong tất cả mọi người đều có những ý kiến đồng thuận, ngược lại, nếu có những ý kiến không đồng thuận mà chúng ta thấy đúng và tiếp thu thì sẽ càng tốt hơn", ông Nghị khẳng định.

Bí thư Thành ủy Hà Nội bày tỏ: "Dù thời gian còn lại không nhiều nhưng tôi mong rằng chúng ta hết sức mở rộng tham khảo ý kiến nhân dân, nhất là giới chuyên môn, các nhà khoa học, những ai muốn nói chúng ta đều cần phải lắng nghe, sau đó tổng hợp lại xem xét cái gì đúng thì cần tiếp thu, chỉnh sửa".

Được vay vốn tổ chức tài chính nước ngoài

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng tình với đề nghị của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo về việc cho phép Hà Nội được vay vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài hợp tác đầu tư theo hình thức PPP - hợp tác công tư (cả trong nước và ngoài nước) để thực hiện các dự án lớn về hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, xử lý môi trường.

Một số dự án cụ thể được nêu là đường sắt đô thị số 2, đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (800 triệu USD), tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai (900 triệu USD), nhà máy xử lý nước thải tại Yên Xá - Thanh Trì (200 triệu USD)…

Thủ tướng cũng đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép Hà Nội được thí điểm áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án BT (xây dựng - chuyển giao) đối với một số dự án. "Các dự án đến năm 2020 nếu chờ vốn ODA thì rất lâu, Chính phủ sẵn sàng bảo lãnh cho các doanh nghiệp đầu tư, nếu có ý định phát hành trái phiếu ra nước ngoài", Thủ tướng khẳng định.

Trước đó, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo trình bày thêm một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư lớn như khó giải phóng mặt bằng, nhu cầu đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách Thành phố cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cũng nhắc đến các nguyên nhân chủ quan như nhiều lúc lãnh đạo thành phố vẫn còn thiếu tập trung kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu.

"Có nơi chưa thực sự phát huy tốt dân chủ ở cơ sở, công tác đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu để thực hiện dự án cũng làm chưa tốt, dẫn đến một số chủ đầu tư, nhà thầu được lựa chọn không đủ năng lực triển khai dự án", ông Thảo thừa nhận với Thủ tướng.

  • Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,