221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1260846
Trí thức không vui vì "ai nói cứ nói,ai làm cứ làm"
1
Article
null
Trí thức không vui vì 'ai nói cứ nói,ai làm cứ làm'
,

- “Để các ý kiến tâm huyết khi “phát ra” không bị “bay” vào quên lãng, thành phố phải có một cơ chế rõ ràng”.

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự buổi họp mặt giữa lãnh đạo TP.HCM với các thành viên Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật và Hội văn học TP.HCM ngày 29/1.

truongvanda.jpg

"Các nhà khoa học không được vui vì ý kiến của họ không được chú ý", ông Trương Văn Đa nói. Ảnh: Đoàn Quý

Tại buổi họp mặt, nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, chân tình về việc xây dựng một TP văn minh, hiện đại đã được gửi tới lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.

Theo nguyên Phó chủ tịch HĐND TP Trương Văn Đa, các nhà khoa học tại TP rất tâm tư, trăn trở khi tình hình TP quá ngổn ngang.

"Điển hình như vấn đề ùn tắc giao thông, bây giờ gỡ thế nào được khi các cao ốc trong nội thành cứ mọc lên như nấm mặc dù trước đó, các nhà khoa học, các kiến trúc sư của TP đã có ý kiến đề nghị xem xét lại những dự án trên".

“Các nhà khoa học, trí thức rõ ràng không được vui vì ý kiến của họ không được chú ý. Có thể do công việc quá nhiều nên lãnh đạo TP nghe chưa hết, nhưng cũng có phần "ai nói cứ nói", ai làm thì cứ làm”, ông Đa bày tỏ.

Ông Đa cũng đề nghị, lãnh đạo TP nên chia nhỏ vấn đề để tham vấn ý kiến, lắng nghe phân tích từ những người có trình độ chuyên sâu nhằm có những giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Đồng quan điểm, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất cho rằng nguyện vọng lớn nhất của các nhà trí thức là mong muốn những đóng góp của mình được lắng nghe, được áp dụng để mang lại hiệu quả thiết thực cho TP.

“Nhưng cơ chế nào để làm được điều đó mới là vấn đề. Chẳng hạn, có một lời thách thức của một nhà khoa học rằng không cần 10 năm mà chỉ cần 1 năm rưỡi có thể làm cho TP giảm ngập, vậy lãnh đạo TP có chịu lắng nghe và dám làm không?”, ông Tất đặt vấn đề.

"Làm được vậy đòi hỏi bản lĩnh "dám nghe, dám quyết" của người lãnh đạo", nhiều nhà khoa học nhận định.

Ông Phạm Văn Bảy, thư ký của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chia sẻ: “Cái này lãnh đạo TP phải học tập chú Sáu Dân. Ông là người luôn biết lắng nghe những ý kiến của các nhà khoa học, trí thức, kể cả ý kiến trái chiều. Có khi ông mời họ đến cơ quan, có khi là mời họ về nhà để nghe ý kiến của họ”.

Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng cho rằng TP nên quan tâm nhiều hơn, đúng mức hơn đến văn học nghệ thuật vì "văn học, nghệ thuật là một mặt trận” như Bác Hồ đã dạy.

“Tôi thấy, sự quan tâm của lãnh đạo TP về vấn đề này hơi bị “xệ” một chút. Giới trẻ hiện nay xem một bộ phim hay, đọc một cuốn truyện hay… không hề có cảm xúc, còn nếu có thì lại quá mức. Cái này rất nguy hiểm”, nhạc sĩ Ca Lê Thuần nói.

Tiếp thu những ý kiến trên, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP Nguyễn Văn Đua khẳng định, Thành ủy, UBND sẵn sàng lắng nghe những ý kiến chân thành của các nhà khoa học, trí thức.

Ông Đua cũng thừa nhận thời gian vừa qua có những ý kiến của các nhà khoa học gửi tới vẫn chưa được lãnh đạo TP hồi âm; có sự xem nhẹ mặt trận văn học, nghệ thuật.

“Thời gian tới, lãnh đạo TP sẽ hết sức lưu ý việc này. Chúng tôi mong sẽ nhận được nhiều đóng góp tâm huyết với những vấn đề bức xúc nhất của TP từ các nhà khoa học, trí thức… để cùng xây dựng TP ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, ông Đua nói.

  • Đoàn Quý
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,