ASEAN bàn triển khai Tuyên bố ứng xử Biển Đông
Cập nhật lúc 15:04, Thứ Năm, 14/01/2010 (GMT+7)
- Các nhà lãnh đạo ASEAN đã trao đổi về việc triển khai Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN ngày 14/1 ở Đà Nẵng. Phiên họp do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì.
Tuyên bố DOC được ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2002, cơ sở chính trị pháp lý giữa các bên về kiềm chế, tránh những hành động gây căng thẳng và xung đột tại Biển Đông, góp phần duy trì môi trường và các điều kiện thuận lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực.
Tuyên bố DOC được ASEAN và Trung Quốc ký kết năm 2002, cơ sở chính trị pháp lý giữa các bên về kiềm chế, tránh những hành động gây căng thẳng và xung đột tại Biển Đông, góp phần duy trì môi trường và các điều kiện thuận lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực.
Lợi ích chung ASEAN và Trung Quốc
Trong phát biểu trước đó từ Hà Nội, Trưởng nhóm quan chức cấp cao (SOM) ASEAN - Việt Nam Phạm Quang Vinh cho rằng thúc đẩy triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) là thuộc lợi ích chung của ASEAN và Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực. Lợi ích chung đó là cần có môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực này.
Trong phát biểu trước đó từ Hà Nội, Trưởng nhóm quan chức cấp cao (SOM) ASEAN - Việt Nam Phạm Quang Vinh cho rằng thúc đẩy triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) là thuộc lợi ích chung của ASEAN và Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực. Lợi ích chung đó là cần có môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực này.
Tại phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), các Bộ trưởng đã trao đổi tiến triển hợp tác trong trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN.
Các Bộ trưởng nhất trí cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa đẩy nhanh việc thực hiện 14 ưu tiên xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh, giao các quan chức sớm hoàn tất Nghị định thư thứ 3 sửa đổi Hiệp ước Hiệp ước hợp tác và thân thiện (TAC) để tạo cơ sở pháp lý cho Liên minh châu Âu (EU) tham gia, tiếp tục tham vấn về các vấn đề liên quan đến Hiệp ước về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, xây dựng chương trình hành động triển khai Tuyên bố tầm nhìn Diễn đàn khu vực ARF, trao đổi về việc triển khai Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
“Quan hệ hợp tác ASEAN – Trung Quốc là quan hệ đối tác chiến lược lược. Tuyên bố DOC là văn kiện được ký kết chung giữa hai bên và là văn bản hợp tác xây dựng lòng tin quan trọng. ASEAN sẽ tiếp tục tham vấn Trung Quốc nhằm đảm bảo thúc đẩy thực hiện Tuyên bố này cũng như tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc”, ông Phạm Quang Vinh cho hay tại họp báo sau khi hội nghị kết thúc.
Các Bộ trưởng đã thảo luận việc phê chuẩn công ước ASEAN chống khủng bố, nhất trí các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN cần tiếp tục thảo luận và ra quyết định về vấn đề này tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng. Cuộc họp ghi nhận đề xuất ý tưởng của Việt Nam họp những người đứng đầu cơ quan an ninh các nước ASEAN.
Nghị định thư giải quyết tranh chấp
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cũng đã chủ trì Hội nghị hẹp các Ngoại trưởng ASEAN và Cuộc họp đặc biệt của Hội đồng điều phối ASEAN.
Các Bộ trưởng đã thảo luận việc phê chuẩn công ước ASEAN chống khủng bố, nhất trí các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN cần tiếp tục thảo luận và ra quyết định về vấn đề này tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng. Cuộc họp ghi nhận đề xuất ý tưởng của Việt Nam họp những người đứng đầu cơ quan an ninh các nước ASEAN.
Nghị định thư giải quyết tranh chấp
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cũng đã chủ trì Hội nghị hẹp các Ngoại trưởng ASEAN và Cuộc họp đặc biệt của Hội đồng điều phối ASEAN.
Tại Hội nghị hẹp, các Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các nỗ lực kết nối ASEAN, cách thức giữ vai trò chủ đạo của ASEAN trong cấu trúc khu vực, các biện pháp tăng cường quan hệ của ASEAN với các đối tác trong đó có việc tổ chức các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN với các đối tác lớn như Nga, Mỹ, New Zealand.
ASEAN đã thông qua về nguyên tắc Nghị định thư giải quyết tranh chấp, khuyến khích các nước thành viên hoàn tất thủ tục nội bộ ký Nghị định thư trước Cấp cao 16.
ASEAN đã thông qua về nguyên tắc Nghị định thư giải quyết tranh chấp, khuyến khích các nước thành viên hoàn tất thủ tục nội bộ ký Nghị định thư trước Cấp cao 16.
“Khi có hiệu lực, Nghị định thư là cơ sở quan trọng nhằm xâu dựng một ASEAN hoạt động trên cơ sở Hiến chương, giải quyết khác biệt, tranh chấp trên cơ sở phương thức cũng như tình hữu nghị ASEAN”, ông Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN - Việt Nam cho hay.
Tại Cuộc họp đặc biệt Hội đồng điều phối ASEAN, các Bộ trưởng Asean xem xét và thông qua Quy chế hoạt động của Nhóm đặc trách cao cấp về Kết nối ASEAN, xem xét khuyến nghị của Ủy ban các đại diện thường trực ASEAN và nhất trí ASEAN cần xây dựng một chiến lược quảng bá tổng thể theo các kế hoạch của ba cộng đồng chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Tại Cuộc họp đặc biệt Hội đồng điều phối ASEAN, các Bộ trưởng Asean xem xét và thông qua Quy chế hoạt động của Nhóm đặc trách cao cấp về Kết nối ASEAN, xem xét khuyến nghị của Ủy ban các đại diện thường trực ASEAN và nhất trí ASEAN cần xây dựng một chiến lược quảng bá tổng thể theo các kế hoạch của ba cộng đồng chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
-
Xuân Linh
,