221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1249827
"Vẫn còn trở ngại để Việt Nam nâng chất lượng tăng trưởng"
1
Article
null
Trưởng đại diện DFID tại Việt Nam:
'Vẫn còn trở ngại để Việt Nam nâng chất lượng tăng trưởng'
,

 - Hệ thống ngân hàng yếu kém, cơ sở hạ tầng hạn chế, nhân công có tay nghề còn thiếu... là những trở ngại để Việt Nam nâng chất lượng tăng trưởng. Đó là nhận định của Trưởng đại diện Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) Fiona Lappin khi trao đổi với VietNamNet trước giờ khai mạc Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG 2009), sáng nay (3/12) tại Hà Nội.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân

Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu đã chất vấn Chính phủ về chất lượng tăng trưởng. Từ góc nhìn của nhà tài trợ, bà nhận định thách thức hướng tới chất lượng tăng trưởng theo chiều sâu ra sao, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực trở thành nước có thu nhập trung bình?

Theo tôi hiểu, tăng trưởng chất lượng cao là tăng trưởng mang lại lợi ích cho số đông mọi người. Tôi chia sẻ quan tâm của các đại biểu Quốc hội đối với vấn đề này.

Vẫn còn nhiều trở ngại để Việt Nam có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng ví dụ như hệ thống ngân hàng còn yếu kém, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, việc sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả, minh bạch, tình trạng quan liêu nặng nề và nhân công có tay nghề còn thiếu. 

Mô tả ảnh.
Bà Fiona Lappin: Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều, nhưng các chương trình giảm nghèo phối hợp với nhau kém hiệu quả. Ảnh: DFID

Các đối tác phát triển, trong đó có Vương quốc Anh, luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức này trong quá trình trở thành quốc gia có thu nhập trung bình và tiếp tục phát triển.

Một trong những mối quan tâm của DFID tại hội nghị CG là việc tạo ra nhiều việc làm chất lượng cao cũng như cải thiện khả năng kiếm được việc làm của những người mới gia nhập thị trường lao động. Vì sao DFID quan tâm vấn đề này, thưa bà?

Gần 52% dân số Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực nông thôn. Hàng năm, khoảng 300.000 người bỏ nông thôn ra thành phố tìm việc trong lĩnh vực dịch vụ hoặc sản xuất, cùng với khoảng 1-1,5 triệu thanh niên mới gia nhập thị trường lao động.

Ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đối với cầu về lao động làm cho việc tạo công ăn việc làm trở thành thách thức lớn hơn bao giờ hết. 

"Điều quan trọng là bảo vệ mọi người không tái nghèo và đưa ra những biện pháp bảo trợ xã hội mới, để giải quyết được các thách thức phát sinh từ việc trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, như tình trạng bất bình đẳng tăng cao hay nghèo đô thị".
Việt Nam có khoảng 77% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phi chính thức - hình thức tự doanh nhỏ lẻ và nhân công là người trong gia đình không được trả lương. Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương: thu nhập không đủ sống, làm việc trong điều kiện tồi tàn và không được tiếp cận với bảo hiểm xã hội. Đa phần trong số họ là phụ nữ.

Chính vì vậy, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam có những biện pháp thực tế để tạo ra các công việc có chất lượng, nâng cao khả năng kiếm việc làm của những đối tượng mới gia nhập thị trường lao động.

Tôi nghĩ rằng Chính phủ nên tạo môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân, vì họ đóng vai trò lớn trong việc tạo việc làm cũng như đào tạo nhân công phù hợp với nhu cầu thị trường nhất.

Không lơ là thách thức giảm nghèo

DFID cũng lưu tâm Chính phủ không nên lơ là trước những thách thức trong việc giảm nghèo khi khủng hoảng, suy thoái kinh tế đã tạo ra những dư chấn nhất định với người nghèo. Điều này cần được hiểu rõ như thế nào?

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giảm nghèo, nhưng vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Vẫn còn một số nhóm đối tượng mà tỉ lệ nghèo cao, tốc độ giảm nghèo còn chậm. Ví dụ, người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,5% dân số nhưng tỉ lệ nghèo lên đến 52%. Hay vấn đề nghèo của người nhập cư đang ngày càng rõ nét.  

"Có những khía cạnh quan trọng khác của nghèo, như việc thiếu tiếp cận với các dịch vụ xã hội, hay không có tiếng nói trong quá trình ra các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mình".
Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều, nhưng các chương trình giảm nghèo phối hợp với nhau kém hiệu quả. Sự song trùng và thiếu đồng bộ đã dẫn đến sự chồng chéo trong các nỗ lực giảm nghèo hướng tới một số nhóm đối tượng, trong khi có thể lại bỏ qua những nhóm đối tượng khác, ví dụ như người nhập cư. Đồng thời, chi phí vận hành cũng tăng cao, nên hiệu quả của các chương trình đối với người nghèo bị giảm xuống.

Bên cạnh đó, các chương trình giảm nghèo ở Việt nam có khuynh hướng sử dụng tiền tệ làm thước đo và biện pháp can thiệp đối với vấn đề nghèo mà không nhìn nhận thấu đáo về bản chất rất đa dạng của nghèo.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 là một lời cảnh tỉnh rất nghiêm túc. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực giảm nghèo nhờ những nỗ lực vượt bậc có thể dễ dàng bị xóa bỏ và các hình thức nghèo mới lại xuất hiện. Chính vì vậy, điều quan trọng là bảo vệ mọi người không tái nghèo và đưa ra những biện pháp bảo trợ xã hội mới, để giải quyết được các thách thức phát sinh từ việc trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, như tình trạng bất bình đẳng tăng cao hay nghèo đô thị.

Bà có thể phân tích thêm nhận định rằng các chương trình giảm nghèo ở Việt Nam có khuynh hướng sử dụng tiền tệ làm thước đo và can thiệp đối với vấn đề nghèo mà không nhìn nhận thấu đáo về bản chất rất đa dạng của nghèo?

Hiện tại, mức nghèo ở Việt Nam được xác định bởi thu nhập: ngưỡng nghèo là 200.000 đồng đối với khu vực nông thôn và 260.000 đồng ở thành phố. Tuy nhiên, có những khía cạnh quan trọng khác của nghèo, như việc thiếu tiếp cận với các dịch vụ xã hội, hay không có tiếng nói trong quá trình ra các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mình.

Không phải bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tiếp cận các dịch vụ công trong giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường. Số liệu gần đây nhất công bố cho thấy chỉ có 55,6% hộ gia đình dân tộc thiểu số được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn. Việc thiếu tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản sẽ giam hãm mọi người trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,