221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1250082
Loại trừ khả năng Việt Nam bị khủng hoảng như ở Dubai
0
Article
null
Chuyên gia kinh tế trưởng WB Martin Rama:
Loại trừ khả năng Việt Nam bị khủng hoảng như ở Dubai
,

 - Trao đổi với báo giới bên hành lang Hội nghị CG 2009 ngày 3/12, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN Martin Rama cho rằng không có sự tương đương giữa Việt Nam và vụ Dubai World.

Quá tự tin sẽ nguy hiểm

Mô tả ảnh.
Các nhà tài trợ lạc quan vào tương lai của Việt Nam. Ảnh: XL
Đề cập tới vụ bê bối tài chính Dubai World gây chấn động vừa qua khiến một số nhà phân tích quốc tế đưa ra cảnh báo đối với Mexico và Việt Nam, ông Martin Rama nhận định Việt Nam không phải quốc gia gánh nợ nhiều.

"Vụ khủng hoảng Dubai, giống như những yếu tố của các cuộc khủng hoảng tài chính trước đó, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của một nền quản trị tốt, luật lệ tốt và giám sát chặt chẽ. Nhưng ngoài điều đó, tôi không thấy có sự tương đương nào giữa Việt Nam và vụ Dubai World".

Chuyên gia kinh tế WB cho hay theo các báo cáo đánh giá và nghiên cứu hàng năm do WB cùng IMF thực hiện, Việt Nam vẫn ở "mức độ an toàn".

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu cho thấy nguy hiểm sẽ xảy ra khi các nền kinh tế quá tự tin vào mình. Để không có những quan ngại tương tự, ông cho rằng Việt Nam cần tiếp tục chú trọng đảm bảo kinh tế vĩ mô bền vững, có nền luật pháp tốt cũng như giám sát chặt chẽ.

"Chúng tôi không quan ngại về nguy cơ khủng hoảng như ở Dubai có thể xảy ra tại Việt Nam. Tôi nghĩ điều quan trọng là Việt Nam cần chú ý đến những tổ chức cụ thể, như ngân hàng, những tập đoàn nhà nước lớn để họ không ở vị trí dễ tổn thương", chuyên gia kinh tế WB nói.

Nên trao thêm quyền cho Ngân hàng Nhà nước

Tại phiên họp CG ngày 3/12, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó nhận định để khôi phục trật tự thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải cảnh giác trước các diễn biến kinh tế và nên được trao quyền nhiều hơn trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái khi cần thiết một cách kịp thời. Ngoài ra, trần lãi suất cho vay nên được xóa bỏ.

Theo phân tích của IMF, sự nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo chương trình kích thích kinh tế đã đẩy mạnh nhập khẩu, góp phần làm cho thâm hụt cán cân thương mại lớn quay trở lại. Hơn nữa, người dân đã chuyển danh mục đầu tư của họ sang vàng và các tài sản ngoại tệ khác. Do đó, tiền đồng đã phải chịu áp lực giảm giá trong năm nay, với tỷ giá trên thị trường tự do gần đây giao dịch vượt quá 10% so với biên độ tỷ giá chính thức.

"Chúng tôi rất hoan nghênh những hành động gần đây nhất của NHNN nhằm xử lý những rủi ro về ổn định kinh tế vĩ mô. Việc tăng các lãi suất chính sách là phù hợp, được kết hợp cùng với việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một bước đi cần thiết theo hướng khôi phục lại một thị trường ngoại hối có thanh khoản và hoạt động bình thường", ông Shogo Ishii, trợ lý Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương của IMF nói.

IMF cho rằng quyết định ngừng chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào tháng 12 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý tiền tệ.

Đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2010, IMF lưu ý lạm phát có thể sẽ tăng từ 7% trong năm nay lên mức hai con số, do tăng trưởng tín dụng mạnh gần đây và giá hàng hóa thế giới cao hơn sẽ tác động đến giá cả trong nước.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,