221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1248754
"Y tá lương 6 triệu thì chẳng ai tiêu cực"
1
Article
null
'Y tá lương 6 triệu thì chẳng ai tiêu cực'
,

 - Theo Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức Nguyễn Tiến Quyết, "nếu lương y tá, điều dưỡng 6, 7 triệu đồng thì sướng vô cùng, chẳng ai tiêu cực". Tuy nhiên, theo các chuyên gia quốc tế, tham nhũng trong lĩnh vực y tế không chỉ là chuyện bệnh nhân "lót tay" thầy thuốc mà tham nhũng còn xảy ra ở hầu  hết công đoạn, từ quản lý nhà nước, đấu thầu thiết bị cho đến thanh tra chuyên ngành.

Đối thoại về chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế hôm nay (26/11), trong khi các chuyên gia quốc tế "chẩn bệnh" tình trạng đã ở mức báo động thì lãnh đạo ngành y liên tục khẳng định "bác sĩ của các nguyên thủ thế giới đều nói rất yên tâm về nền y tế Việt Nam".

"Tham nhũng trong ngành y có sức khỏe không tốt" 

Ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách, cải cách hành chính công và phòng chống tham nhũng UNDP mang đến cuộc đối thoại một "tin tốt" và một "tin xấu". 

Mô tả ảnh.

Đại diện các cơ quan báo chí luôn được mời đến dự các cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng. Trong ảnh: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu trả lời phỏng vấn sau cuộc đối thoại. Ảnh: Lê Nhung

"Tin tốt là báo chí rất tích cực đưa tin về phát hiện vụ việc tham nhũng trong lĩnh vực y tế", ông Jairo Acuna-Alfaro thông báo.

Vị đại diện của UNDP cũng đồng thời tiết lộ luôn tin xấu: "Nếu tham nhũng là một căn bệnh ung thư thì tham nhũng trong ngành y tế có sức khỏe không được tốt lắm".

Theo "chẩn bệnh" của ông, tham  nhũng chia làm 8 nhóm: trong cấp phép hoạt động,  xã hội hoá bệnh viện công, bác sĩ vòi vĩnh tiền bệnh nhân... Càng ở bệnh viện trung ương thì quy mô càng lớn, hành vi và kỹ xảo càng tinh.

TS Thaveeporn Vasavakul nhận dạng 3 loại tham nhũng: Trong quản lý nhà nước (cấp phép, mua sắm, tuyển dụng), cung cấp dịch vụ y tế (tiền bôi trơn không chính thức); trong quản lý bảo hiểm y tế.

Người dân sẵn sàng móc hầu bao "lót tay" để được ưu tiên sử dụng dịch vụ tốt, tiết kiệm thời gian...  Hầu hết người dân đều không xem chuyện "lót tay" cho y bác sĩ là tham nhũng.

"Người ta nói với tôi là ngân sách dành cho y tế chỉ 5% thôi nên không ai có cơ hội tham nhũng... Nhưng tình trạng tham nhũng đã đến mức độ bức xúc", TS Thaveeporn Vasavakul  nói.

Đại diện các nhà tài trợ còn đặt ra nhiều câu hỏi và giả thiết xung quanh chuyện tham nhũng trong đấu thầu mua sắm thiết  bị, xã hội hóa bệnh viện công...

Theo Đại sứ Thuỵ Điển Rolf Bergman, thông điệp quan trọng phải nhấn mạnh trong cuộc đối thoại này là: "Tham nhũng sẽ tước đi quyền được tiếp cận dịch vụ y tế của người dân và có thể mắc sai lầm trong quá trình điều trị".

Từ phân tích tham nhũng trong ngành dược cũng có thể dẫn đến tử vong, ông Bergman nói: "Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của tham nhũng".

Nếu tiền Nhà nước đủ sống...

Mô tả ảnh.

Giám đốc bệnh viện Việt - Đức Nguyễn Tiến Quyết: "Nếu người ta đủ sống bằng lương thì không ai có tiêu cực". Ảnh: Lê Nhung

Không đồng tình với các nhận định u ám về "sức khỏe" nền y tế Việt Nam, Cục phó Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê khẳng định "ngay bác sĩ của các nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Nga Putin khi đến Việt Nam cũng phải công nhận là rất yên tâm về hệ thống y tế của Việt Nam". 

Cấp tập đứng lên phát biểu với lý do "phải về ngay bệnh viện để vào phòng mổ", Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức Nguyễn Tiến Quyết làm nóng cuộc thảo luận bởi thái độ kiên quyết "tôi chia sẻ nhưng không đồng ý với các bạn quốc tế ở nhiều vấn đề".

Ông Quyết "không phủ nhận quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân có tiêu cực" nhưng cho rằng "nước nào cũng tiêu cực, là bất khả kháng... Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt".

Ông Quyết cũng đồng thời khẳng định: "Tôi đảm bảo với điều kiện ở đây các bạn sẽ không thể làm việc được như tôi".

"Các điều kiện" mà bác sĩ Quyết muốn nói là tình trạng quá tải, viện phí "rẻ mạt".

Như Bệnh viện Việt - Đức mỗi ngày mổ đến 150 ca và đã quá tải tới 300%. Là một bác sĩ được đi đào tạo ở nước ngoài nhưng mỗi lần khám bệnh ông Quyết cũng chỉ nhận được 3.000 đồng, bằng 0,15 USD. 

Trong những điều kiện "ngặt nghèo" như vậy, ông Quyết tự hào vì mọi chỉ tiêu y tế đều đạt, nhiều chi phí khám chữa bệnh rẻ gấp trăm lần thế giới, tỷ lệ tử vong thấp. Và bằng cớ là "các bệnh nhân Hà Lan, Pháp... vẫn điều trị ở Việt Nam".

Giám đốc Bệnh việt Việt - Đức cũng tự hào vì cơ chế minh bạch trong cơ quan mình, khi mọi khoản lương đều trả qua thẻ ATM, có hội đồng bệnh nhân, có đường dây nóng... quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân được kiểm soát.

Ông Quyết minh họa thêm nhiều giải pháp khác để nâng cao tính minh bạch.

Nhưng cuối cùng, Giám đốc bệnh viện Việt - Đức cũng chốt lại: "Nếu tiền Nhà nước  nuôi người ta đủ sống bằng đồng lương thì sẽ không ai có tiêu cực. Y tá, điều dưỡng mà lương 6, 7 triệu đồng thì sướng vô cùng, chẳng ai tiêu cực hết". 

TS Thaveeporn Vasavakul (tư vấn viên, chủ trì một nghiên cứu của ĐSQ Thụy Điển): Viện phí thấp nên dẫn đến các khoản chi không chính thức, nhưng nếu điều chỉnh viện phí thì có hạn chế được tham nhũng không? Có loại bỏ được các khoản chi không chính thức không?

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: Câu hỏi rất tuyệt vời. Đất nước chúng tôi từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang thị trường thì tất cả nền kinh tế hai giá đều ít nhiều có lót tay và chi phí phụ.

Trước kia, một cân thịt giá trong mậu dịch là 5.000 đồng/kg còn ngoài chợ 8.000 đồng/kg thì lập tức những người bán thịt mậu dịch đều được lót tay ít nhiều. Chúng tôi đã cố gắng đưa về một giá.

Cũng như vậy, vào bệnh viện tư thì không phải lót tay, phong bì bác sĩ. Nhưng vào bệnh viện tư thì anh trả một trăm ngàn đồng một lần khám chữa bệnh. Còn ở bệnh viện Nhà nước chỉ phải trả 3.000 đồng, thì rẻ quá. Người ta sẵn sàng chi thêm 10.000 đồng nữa để được khám nhanh, khám trước. Mà chi như thế vẫn còn rẻ hơn khám tư.

  •  Lê Nhung

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,