221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1246661
Ngân hàng nước ngoài sẽ cho vay vốn đầu tư chứng khoán?
0
Article
null
Ngân hàng nước ngoài sẽ cho vay vốn đầu tư chứng khoán?
,

 - Ngược với quan điểm của UB Kinh tế của QH, ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) cho rằng nên cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay để đầu tư chứng khoán dài hạn. Bà Loan là một trong 6 đại biểu phát biểu chính thức tại phiên thảo luận ở hội trường chiều 16/11 về Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đại biểu Phạm Thị Loan. Ảnh: LAD
Đại biểu Phạm Thị Loan đề nghị quan tâm đến đầu tư dài hạn. Ảnh: VA
Theo UB Kinh tế của QH, nên cho phép ngân hàng nước ngoài cho vay để đầu tư chứng khoán ngắn hạn và không ưu tiên đầu tư chứng khoán dài hạn. Trong khi đó, bà Phạm Thị Loan cho rằng đầu tư chứng khoán dài hạn là một hình thức đầu tư. Theo nguyên bản của thị trường chứng khoán, đó là một kênh huy động vốn trong thị trường vốn có khả năng thanh khoản cao.

Bà Loan cho rằng, nếu tập trung quá nhiều đến thị trường chứng khoán theo kiểu ngắn hạn lướt sóng thì đó là thiên về đầu cơ. Bà đề nghị quan tâm đến đầu tư dài hạn nhiều hơn như hình thức đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp.

Bà cũng đề nghị bổ sung quy định về ngân hàng 100% vốn nước ngoài đồng thời cần điều tiết việc mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt Nam sang nước khác.

Tỷ lệ góp vốn quá thấp

Các đại biểu không đồng tình quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của cá nhân là 5% và tổ chức là 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Cho rằng đây là mức "quá thấp" so với một số nước trong khu vực, ĐB Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM ) kiến nghị quy định tỷ lệ góp vốn tối đa 10% đối với cổ đông là cá nhân và 20% với cổ đông là tổ chức.

ĐB Phạm Thị Loan kiến nghị mức cao hơn đối với cổ đông là tổ chức với tỷ lệ góp vốn cho phép không quá 30% nhằm huy động được vốn từ các tổ chức, ngân hàng, có thể từ những ngân hàng hay tổ chức tín dụng của nước ngoài.

Liên quan tỷ lệ góp vốn, ĐB Hoàng Thị Hảo (Hải Dương) cũng không đồng tình quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài do Chính phủ quy định. Theo cam kết của WTO thì tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài có thể lên đến 30%. Bà Hảo nói, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cần được quy định ngay trong luật, thể hiện sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

Không quản được thì cấm?

ĐB Hảo nhận xét các tổ chức tín dụng mặc dù có tính đặc thù khác biệt nhưng bản chất vẫn là một doanh nghiệp. Do đó, việc thắt chặt, nhiêu khê trong quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước như dự thảo luật khiến cho các ngân hàng thương mại phải tăng chi phí vận hành. Vì vậy, tăng lãi suất vay là điều khó tránh khỏi. Điều đó sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và người dân có nhu cầu vay vốn, tác động xấu đến tác động chung của kinh tế, xã hội.

ĐB Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang) yêu cầu xem xét quy định liên quan tới kiểm soát mức cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng. Với 120 tổ chức tín dụng hiện có, ông Luật cho rằng mức độ cạnh tranh trong ngân hàng là rất lớn, dù không quy định nhưng có thể kiểm soát được lãi suất.

"Chúng tôi thấy trong thời gian vừa qua càng nhiều tổ chức tín dụng đua nhau, cạnh tranh nhau mức lãi suất thì không thể kiểm soát được", ĐB Luật nói.

ĐB Hảo cũng nhận xét một số quy định trong dự thảo luật có vẻ mở rộng nhưng thực chất là thắt chặt một cách thái quá khiến nhiều người cảm tưởng những gì mà Ngân hàng Nhà nước không quản được thì cấm cho an toàn, gây nên sự bất ổn từ chính sách và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,