221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1246024
Lập hội đồng tư vấn con nuôi: Ngược cải cách hành chính
1
Article
null
Lập hội đồng tư vấn con nuôi: Ngược cải cách hành chính
,

 - Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật nuôi con nuôi ngày 12/11, nhiều ý kiến của ĐBQH không đồng tình việc thành lập Hội đồng tư vấn con nuôi, như một bước đi ngược với cải cách hành chính.

Để tránh tiêu cực, dự thảo luật quy định Hội đồng tư vấn con nuôi được thành lập do giám đốc sở Tư pháp làm chủ tịch, các thành viên gồm đại diện công an tỉnh, sở Lao động - thương binh và xã hội, sở Y tế... để tư vấn cho chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi.

Khó quy trách nhiệm

Một hạn chế của hoạt động con nuôi hiện nay là có quá nhiều cơ quan, tổ chức cùng tham gia trong quá trình giới thiệu, thẩm tra, xác minh và thẩm định hồ sơ con nuôi, nên nhiều đại biểu băn khoăn khi xảy ra vi phạm sẽ khó cho việc quy trách nhiệm cho một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào đó.

Đại biểu Trần Thị Hằng (Nam Định) cho rằng nếu có Hội đồng tư vấn, vẫn không thể khắc phục được tình trạng nói trên. Bà đề nghị giao cho sở Tư pháp chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ quá trình thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ trình chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định, sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan khi thực hiện nhiệm vụ.

Mô tả ảnh.
Con nuôi người Việt với cha mẹ người nước ngoài. Ảnh: XL

Để khắc phục tiêu cực trong lĩnh vực nuôi con nuôi, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng không phải chỉ thay thế chủ thể thực hiện chức năng giới thiệu trẻ em làm con nuôi mà cần phải có những quy định pháp lý ràng buộc chặt chẽ việc giới thiệu con nuôi theo hướng xây dựng tiêu chí cụ thể, công khai minh bạch các tiêu chí đó. Đồng thời, giãn bớt thủ tục hành chính, tăng thêm mức độ bảo đảm pháp lý và tính chuyên nghiệp đối với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi.

Do đó, đại biểu cho rằng không cần thành lập Hội đồng tư vấn vì "rườm rà, phức tạp và hình thức theo kiểu chia sẻ trách nhiệm", nên giao cho sở Tư pháp đồng thời xác định trách nhiệm và có chế tài cụ thể.

Báo cáo, gửi ảnh không khả thi

Nhiều đại biểu không đồng tình quy định trách nhiệm báo cáo tình hình phát triển của con nuôi đối với cha mẹ nuôi người nước ngoài. Theo đó, trong 3 năm đầu tiên thì 6 tháng một lần, cha mẹ nuôi có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo ảnh cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tình hình phát triển của trẻ.

Đại biểu Đinh Ngọc Lượng (Cao Bằng) cho rằng quy định này hình thức trong khi đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) quy định nghe có vẻ chặt chẽ, nhưng chỉ chặt chẽ về mặt lý thuyết chứ trong thực tế khó có khả năng thực hiện.

"Ví dụ, những người con nuôi ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thì ngay cả việc viết báo cáo còn khó, chưa chắc gì đã chụp được ảnh về gửi về. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để quy định này có tính khả thi trong thực tế", đại biểu Vinh kiến nghị.

Đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội) cũng cho rằng ngay cả khi quy định như vậy cũng chưa điều chỉnh được các trường hợp sau khi nhận con nuôi, cha mẹ nuôi bỏ khỏi nơi ở hoặc thay đổi chỗ ở thường xuyên để cha mẹ đẻ không tìm thấy con đã cho làm con nuôi.

Nhiều quy định không khả thi trong dự thảo luật cũng được chỉ ra như việc quy định trách nhiệm của cha mẹ nuôi người nước ngoài tạo điều kiện cho con nuôi về thăm quê hương đất nước, tìm lại cội nguồn nơi sinh ra.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho rằng đây là quy định "quá cứng và khó khả thi", bởi vì có thể cha mẹ nuôi rất khó khăn hoặc dù muốn tạo điều kiện cho con cái nhưng không có khả năng cho con cái về quê. Ông cho rằng chỉ nên quy định "mềm" tức là khuyến khích trường hợp cha mẹ cho con nuôi trở về quê hương.

Đại biểu Lỵ Kiều Vân (Quảng Trị) cũng đặt câu hỏi nếu cha mẹ nuôi không tạo điều kiện cho con nuôi về thăm quê hương đất nước thì có bị xử lý không?.

Giám đốc Sở Tư Pháp TP HCM Ngô Minh Hồng lưu ý có trường hợp người độc thân xin con nuôi, hoặc những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn xin con nuôi, luật có "chấp nhận" và quy định ra sao. 

"Cá nhân tôi cho rằng nếu đứa trẻ sống trong một gia đình có cả 2 nhân tố, một người cha và một người mẹ thì gia đình đó đầy đủ và bình thường hơn cho một đứa trẻ. Tôi cũng thấy rằng chúng ta cần phải cân nhắc chuyện này", đại biểu nói.

Bà Hồng cũng lưu ý tính khả thi của quy định về quyền của người con nuôi được biết nguồn gốc. Theo bà, để thực thi cần có sự thay đổi nhận thức của số đông trong xã hội về mục tiêu nhận con nuôi.

"Trước đây người ta nuôi con nuôi là để có đứa con, để sau này có người chăm sóc tuổi già cho nên rất sợ con nuôi phản lại, "giọt máu đào hơn ao nước lã", muốn giấu đi tung tích của đứa bé và sợ rằng khi biết nó là con nuôi thì khó nuôi, khó dạy, hàng xóm dị nghịv.v... Cho nên tôi nghĩ cần phải thay đổi nhận thức và thay đổi cả cách giáo dục đứa trẻ làm con nuôi vì cha mẹ nuôi thường giấu, khác hẳn với nước ngoài", bà Hồng nói.

  • Xuân Linh

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,