221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1245821
Giá vàng làm nóng Quốc hội
1
Article
null
Giá vàng làm nóng Quốc hội
,

 - So với những nội dung kỹ thuật của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi - chủ đề của phiên thảo luận tại tổ chiều nay (11/11) - giá vàng không phải vấn đề trực diện chính nhưng đã làm nóng không khí thảo luận của đại biểu Quốc hội.

"Sốt ruột"

Dù Ngân hàng Nhà nước đã cho phép một số công ty nhập khẩu vàng không hạn chế, nhưng đại biểu Trần Bá Thiều (Giám đốc Công an TP Hải Phòng) vẫn sốt ruột về phản ứng của Ngân hàng Nhà nước trong những ngày giá vàng diễn biến bất thường vừa qua.

Ông Thiều đặt câu hỏi về khả năng kiểm soát, quản lý thị trường vàng, ngoại tệ không chính thức khi không đâu như ở Việt Nam, chỉ cần đến một tiệm vàng là có thể đổi bất cứ số lượng ngoại tệ lớn theo yêu cầu.

Năng động hơn Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng, đại biểu cho rằng các cửa hàng vàng, ngoại tệ thực tế đều kinh doanh hoạt động ngân hàng. "Những tình huống bất thường xảy ra như những ngày qua đã đặt cơ quan quản lý vào tình huống khó khăn", ông Thiều nói.

Mô tả ảnh.
ĐBQH Trần Bá Thiều sốt ruột về phản ứng của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: XL

Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Hoàng Anh cho hay, điều 106 dự thảo luật sửa đổi đã có quy định về nghiệp vụ ủy thác và đại lý. Theo đó, ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Dẫn thêm những luật liên quan, đại biểu cho rằng thực tế luật không thiếu những quy định để quản lý cửa hàng vàng, ngoại tệ, vốn đều có giấy phép ủy thác của ngân hàng, nhưng do không "quyết liệt" quản lý, thiếu chế tài cũng như quy định vẫn có độ hở, nên các cửa hàng này vẫn có thể "lách" để hoạt động.

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cũng cho rằng việc quản lý đồng Việt Nam và USD gần đây rất khó khăn, diễn biến thị trường vàng đặt ra cho các cơ quan quản lý nhiều câu hỏi về điều hành chính sách, thị trường tiền tệ, tỷ giá thích hợp.

Chấm dứt hoạt động ngân hàng của công ty chứng khoán?

Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Vũ Viết Ngoạn đồng tình với báo cáo thẩm tra của UB này khi đặt vấn đề còn có một số tổ chức khác chưa được đưa vào luật điều chỉnh như công ty chứng khoán, hiện đang thực hiện một số hoạt động có bản chất là dịch vụ ngân hàng.

Theo ông Ngoạn, hiện nay các công ty chứng khoán cấp tín dụng thông qua các nghiệp vụ repo chứng khoán, margin, trung tâm lưu ký chứng khoán thì thực hiện hoạt động thanh toán, bù trừ chứng khoán nhằm hỗ trợ đối với hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán. Đây là hoạt động phổ biến được quy định trên cơ sở của Luật chứng khoán và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 8 dự thảo Luật quy định "nghiêm cấm tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng hoạt động ngân hàng". Do đó, nếu không đưa một số hoạt động ngân hàng của công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán điều chỉnh tại Luật này thì khi Luật này có hiệu lực, các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ phải chấm dứt những hoạt động này.

Các ý kiến thảo luận tại tổ cũng không đồng tình việc luật nêu tới trên 40 nội dung được giao cho Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nước quy định.

"Theo tôi, có nhiều thủ tục là hành chính thì cần quy định rõ chứ không nên để Nhân hàng Nhà nước quy định cụ thể. Có nhiều quy định hơi chặt như ngừng hoạt động một ngày phải thì phải xin phép ngân hàng Ngân hàng Nhà nước…", đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) dẫn chứng.

Nhiều điều khoản trong dự thảo luật được cho là xung đột, "viết lại" từ các luật khác như các quy định về đại hội cổ đông, về hội đồng quản trị... đã được quy định rõ trong Luật doanh nghiệp. Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) cũng nhận xét luật sửa đổi đi nhiều vào xu hướng quản lý, cấp phép mà chưa tháo gỡ để các ngân hàng hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

  • Linh Thư - Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,