221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1240246
Muốn "khéo" phải "gỡ khó"
1
Article
null
Công tác dân vận ở TP.HCM
Muốn 'khéo' phải 'gỡ khó'
,

 - Dân vận khéo là tìm được cách thuyết phục và xử lý vấn đề sao cho lợi ích hợp pháp của các bộ phận trong xã hội cùng được đảm bảo - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua nói tại lễ tuyên dương 79 điển hình "Dân vận khéo" ngày 10/10.

"Dai như đỉa"

“Ngoài khả năng thuyết phục, người làm công tác dân vận cần có tấm lòng cũng như tinh trần trách nhiệm, sự kiên trì, nhẫn nại, luôn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu…”, bà Trần Ngọc Lệ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN quận 4, một điển hình “Dân vận khéo” phác họa “chân dung” của cán bộ dân vận.

Cũng là người kiên trì và đầy trách nhiệm, một điển hình khác, anh Trương Đức Nghĩa, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Khách sạn Parkroyal (100% vốn nước ngoài), đã thành công trong việc phối hợp cùng chủ doanh nghiệp thực hiện tốt việc dung hòa và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cả chủ doanh nghiệp lẫn người lao động trong đơn vị. 

Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua trao bằng khen cho điển hình "Dân vận khéo".  Ảnh: Đ.Q                                    

Anh Nghĩa chia sẻ, khó nhất là khi soạn thỏa ước lao động tập thể. Ý kiến công nhân viên một đằng, khi vào đàm phán với chủ doanh nghiệp họ lại đòi…một nẻo! Chẳng hạn như việc nghỉ phép, theo luật thì 5 năm mới tăng một ngày, nhưng trong thỏa ước đưa ra là 2 năm tăng 1 ngày. Chủ doanh nghiệp cho rằng trong luật không có nên dứt khoát không đồng ý.

Đều đặn mỗi tuần lễ, cứ đến chiều thứ 5 hàng tuần - thời gian trao đổi theo quy định giữa công đoàn với chủ doanh nghiệp - tôi lại đưa vấn đề này ra. Tôi chứng minh cho chủ thấy việc có thêm ngày nghỉ chẳng những không ảnh hưởng đến năng suất lao động mà thậm chí còn có lợi cho đơn vị. Không biết vì tôi chứng minh đúng hay vì thấy tôi “dai như đỉa” suốt mấy tháng mà cuối cùng, chủ doanh nghiệp đã đồng ý điều khoản này với điều kiện số ngày nghỉ phép năm tối đa là 18 ngày, khi nào tăng đến mức này thì dừng lại”, anh Nghĩa kể.

Dân vận khéo, theo anh Nghĩa “là người biết khéo léo thuyết phục, huớng dẫn tập thể, cộng đồng hành động trên cơ sở hài hòa các mối quan hệ và các quyền lợi của cá nhân, xã hội. Và nhất là phải bền chí…”.

Vì thế, anh cho rằng người làm công tác dân vận trước hết phải có niềm tin vào chính khả năng của mình, tin mình có thể giải quyết được vấn đề đặt ra, “nếu không, không thể kiên trì, bền chí được”. Đồng thời, còn phải tạo được niềm tin với mọi người.

Bà Phương Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường 2 quận 6 lại đem đến một câu chuyện khác. Bà cho biết, phường 2, quận 6 là một phường có nhiều chợ, chợ rau Mai Xuân Thưởng, chợ tự phát Nguyễn Xuân Phụng… Năm 2004, thành phố có chủ trương di dời những chợ này ra ngoại thành. Việc di dời kéo dài tới năm 2006 mới dứt điểm được vì nhiều người không chịu ra đi.

Nhiều gia đình trong số những người kiên quyết bám trụ có chồng là đảng viên, thương binh. Tui chọn những gia đình ấy vận động trước. Nói chuyện Đảng, chuyện kỷ luật tổ chức và việc làm gương đã đời không ăn thua, tui phải chạy vạy chỗ bạn bè và mọi người trong địa phương, trong chính quyền hỗ trợ gia đình này vốn liếng để nếu ra chỗ mới làm ăn, họ đỡ “thắt ngặt”. Gia đình 4 con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, bản thân đau yếu luôn nên dù có kỷ luật ổng cũng không sợ bằng việc gia đình mất kế sinh nhai. Thuyết phục được gia đình đảng viên này di dời, nhiều gia đình khác cũng đi theo, bởi họ thấy ông đảng viên này mà còn chịu đi, họ ở lại cũng… ngán”.

Phải biết chọn đúng “điểm rơi" để vận động là kinh nghiệm của bà Hạnh. “Không có khó khăn thì đâu cần vận động làm gì. Bởi vậy tui xác định nếu không khó khăn thì không phải là công tác dân vận. Vì vậy, muốn “dân vận” thành công là phải tìm cách gỡ cái khó đó ra, làm cái khó thành cái bớt khó, hết khó ”.

Tại buổi tuyên dương, 79 điển hình năm 2009 mỗi người một cách làm, một nội dung vận động khác nhau tùy theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương, đơn vị, song đều có điểm chung là họ đến với người dân bằng cả tấm lòng, làm việc bằng tất cả năng lực và nhiệt huyết.  

Gắn kết Đảng, chính quyền với nhân dân

Đánh giá cao những tấm gương điển hình trong công tác dân vận, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua cho rằng, người làm công tác dân vận phải là những cán bộ, công chức tận tụy, cần mẫn phục vụ, biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; kiên trì, khéo léo vận động người dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; góp phần quan trọng vun đắp mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày thêm bền chặt.

Dân vận khéo, trước hết phải giỏi nắm bắt tình hình, phát hiện ra những vấn đề bức xúc và nhìn thấy khả năng giải quyết vấn đề đó trong cộng đồng, trong tập thể hoặc giai cấp, tầng lớp và cuối cùng, có cách hay nhất thuyết phục mọi người cùng giải quyết những vấn đề chung”, ông Đua đúc kết.

Ông Đua cũng cho rằng trong tình hình hiện nay, nhận thức của từng bộ phận xã hội trong từng việc có khác nhau, nơi này hoặc bộ phận xã hội này có thể có những thuận lợi hơn nơi khác hoặc bộ phận khác.

Do đó, cá biệt có thể có những bộ phận va chạm với nhau về lợi ích. Dân vận khéo chính là tìm được cách tạo sự nhất trí và có cách xử lý sao cho lợi ích của các nhóm, các bộ phận trong xã hội được dung hòa, đảm bảo”, ông Đua nói.

Ông cũng hy vọng từ những điển hình “Dân vận khéo” này, “các cấp ủy đảng tại TP sẽ nhân rộng thêm và từ đó liên hệ lại sự lãnh đạo của chính mình trong công tác dân vận”.

  • Đoàn Quý

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,