221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1239730
Cải cách hành chính: Cục thuế TP.HCM cần thêm 3.000 nhân viên
1
Article
null
Cải cách hành chính: Cục thuế TP.HCM cần thêm 3.000 nhân viên
,

 - Các sở, ngành TP.HCM đều đang quá tải. Nhân lực đang là vấn đề đặt ra trong công tác cải cách hành chính, nhưng cần có lộ trình.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP.HCM Nguyễn Thanh Chín nhận định tại buổi giám sát về công tác cải cách hành chính (CCHC) ở Cục Thuế  và Sở Tư pháp TP.HCM trong 2 ngày 6 và 7/10.

Quá tải

Tuy đánh giá cao kết quả CCHC mà Cục Thuế làm được trong thời gian qua, nhưng đa phần các thành viên trong đoàn giám sát vẫn cho rằng thủ tục thuế còn gây nhiều phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Thuế TP Nguyễn Đình Tấn, cho rằng muốn giảm phiền hà trong thủ tục hành chính thì cơ quan nhà nước phải tăng cường năng lực, nhất là khâu nhân sự.

Với số lượng công việc như hiện nay, Cục Thuế cần thêm hơn 3.000 cán bộ”, ông Tấn nói.

Báo cáo với đoàn giám sát, ông Tấn cho biết nhân sự thường trực của Cục Thuế và các chi cục quận, huyện khoảng 3.200 người, chiếm chưa tới 1/10 của 44.000 cán bộ, nhân viên thuế cả nuớc.

“Công việc mà ngành thuế TP.HCM phải giải quyết ước bằng 1/3 tổng khối lượng công việc toàn quốc. Với nhân sự như vậy, còn một bộ phận người dân không hài lòng về ngành thuế cũng là tất yếu”, ông Tấn đánh giá.

Sở dĩ ông Tấn nói "một bộ phận người dân" là bởi theo khảo sát 9 tháng đầu năm của Cục thuế TP.HCM, có đến 90% khách hàng hài lòng về thủ thục thuế.

Mô tả ảnh.

UBND phường 11, quận 6 - nơi có nhiều cải tiến đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ảnh: Đoàn Quý

Phải giải quyết công việc khá nhiều trong tình trạng thiếu hụt cán bộ cũng là nỗi lo thường trực của ngành tư pháp.

Theo bà Ngô Minh Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, Sở hiện có 86 biên chế, thiếu 10 người so với chỉ tiêu được giao. Sở đã thông báo tuyển dụng trên phương tiện thông tin đại chúng, chủ động phối hợp với Đại học Luật TP.HCM vận động sinh viên chuẩn bị ra truờng về làm việc nhưng vẫn không tuyển dụng được.      

“Cử nhân luật có thể kiếm được việc có thu nhập cao hơn. Thu nhập và chế độ đãi ngộ của ngành tư pháp quá thấp, chưa tương xứng với tính chất phức tạp của công việc ”, bà Hồng nhận xét.

Trước tình hình này, Sở Nội vụ TP đã cho phép ngành tư pháp tuyển dụng các cử nhân Luật tốt nghiệp loại giỏi nhưng không có hộ khẩu tại TP.HCM. Tuy nhiên, cho tới nay, Sở chỉ tuyển được 2 nhân sự dạng này.

Bà Hồng cho biết: “Không tìm được loại giỏi, chúng tôi tiếp tục đề nghị Sở Nội vụ cho tuyển thêm các em ở ngoại tỉnh tốt nghiệp loại khá vào làm việc”.

Quy trình chưa phù hợp

Việc xây dựng quy trình chung cho các bộ phận có nhiều chức năng khác nhau vào quy chế 1 cửa tại một số chi cục thuế đã khiến việc xử lý bị lúng túng, kéo dài, gây phiền hà cho người dân. Thậm chí, có 8 văn bản trong ngành có nội dung hướng dẫn chưa đúng với luật thuế hiện hành”, ông Tấn nói. 

Còn ông Mai Lương Khôi, Phó Giám đốc thường trực Sở Tư pháp lại “kêu” vướng mắc do thiếu các văn bản hướng dẫn.

Chưa có những quy định đầy đủ trong thủ tục quản lý, đăng ký hộ tịch khiến ngành tư pháp gặp khó khăn xung quanh việc giải quyết cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài; việc thu lệ phí cấp lý lịch tư pháp…”.

Ngoài ra, theo ông Khôi, các quy định pháp luật trong hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp còn thiếu khá nhiều cũng làm việc quản lý, nhất là việc hướng dẫn thủ tục cho người dân trong lĩnh vực này gặp khó khăn.

Điệp khúc "kinh phí thiếu"

Theo lãnh đạo Sở Tư pháp, kinh phí thiếu cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cải cách hành chính trong ngành tư pháp chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Đại diện Sở Tư pháp dẫn chứng: “Việc triển khai cài đặt bổ sung biểu mẫu hộ tịch cho “Chương trình phần mềm hộ tịch tại quận/huyện, phường/xã” chậm vì phải chờ duyệt kinh phí; việc thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật trong “công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương” có lúc bị buông lỏng do kinh phí quá “hẻo” dẫn đến tình trạng văn bản ban hành không phù hợp thực tế”.

Thừa nhận phần trách nhiệm của mình trong những tồn tại này, song bà Ngô Minh Hồng cho rằng mức hỗ trợ kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của liên bộ Tài chính - Tư pháp (2 triệu đồng/chỉ thị, 5 triệu đồng/quyết định) hoàn toàn không tương xứng với cả quá trình bàn bạc, soạn thảo để cho ra đời một văn bản quy phạm pháp luật của các sở, ngành.

Bà Hồng cũng cho biết: Sở Tư pháp sẽ có văn bản kiến nghị sửa đổi quy định này đồng thời tham mưu UBND TP trình HĐND TP quyết định mức kinh phí hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

  • V.Nguyên - Đ.Quý
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,