221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1237161
"Chỉ có phát huy dân chủ mới tạo được đồng thuận"
1
Article
null
Nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Phạm Thế Duyệt:
'Chỉ có phát huy dân chủ mới tạo được đồng thuận'
,

- “Khi Mặt trận Tổ quốc làm tốt được vai trò phản biện xã hội tức là phát huy được dân chủ. Chỉ có phát huy được dân chủ mới tạo được sự đồng thuận và chỉ có đồng thuận mới có đại đoàn kết”, nguyên Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt trao đổi trước thềm Đại hội toàn quốc UBMTTQ Việt Nam lần thứ VII.
 
 
Nguyên Chủ tịch UBMTTQ Phạm Thế  Duyệt: Các cấp huyện,  tỉnh, kể cả Trung ương, giữa nhiệm kỳ hoặc 2 năm một lần cũng nên có bỏ phiếu  tín nhiệm xem uy tín và sự tin tưởng của các hội viên, đoàn thể nhân dân đến  đâu. Ảnh: Cao Nhật
Nguyên Chủ tịch UBMTTQ Phạm Thế  Duyệt: Các cấp huyện, tỉnh, kể cả Trung ương, giữa nhiệm kỳ hoặc 2 năm một lần nên có bỏ phiếu tín nhiệm. Ảnh: Cao Nhật
Phản biện xã hội làm tăng sức mạnh cho Đảng
 
- Việc xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đã được đặt ra từ lâu. Tại Đại hội lần này, vai trò phản biện sẽ được đưa vào điều lệ của Mặt trận. Nhận định của ông?
 
Tôi đồng tình là phải có quy chế thì Mặt trận mới có điều kiện huy động các tổ chức thành viên góp sức vào các lĩnh vực mà mình giỏi, mình hiểu biết. Giám sát thì được một phần rồi, nhưng phản biện xã hội nếu chậm thì chỉ có thiệt. Nếu không làm thì càng không lợi.
 
Nếu Mặt trận làm tốt vai trò phản biện xã hội thì Đảng và Nhà nước sẽ có điều kiện nắm được ý nguyện của dân, uy tín của Đảng ngày càng cao, nhân dân ngày càng thêm tin tưởng.

Dù việc này phải làm từng bước, nhưng cá nhân tôi thì thực sự thấy tiếc vì chúng ta làm chậm quá, hết khóa Đại hội rồi mà vẫn chưa thể chế hóa được.

Làm được cái này chỉ có mạnh thêm cho Đảng, cho Nhà nước, vai trò nhân dân được tôn trọng một cách thực sự.

- Theo ông, điều kiện để phản biện xã hội thực sự có hiệu quả là gì?

Rõ ràng, phản biện chỉ có hiệu quả khi nó được tiếp thu, trả lời. Những người có trách nhiệm phải có thái độ rõ ràng, nhận sai hay đúng.

Theo tôi, Đảng và Nhà nước cần thể chế hóa những chủ trương đó thành nghị định, pháp lệnh cụ thể hơn, sau đó thậm chí có thể nâng lên thành luật.

Hiện tại, chúng ta chỉ mới nói đến phản biện trong quá trình đề ra chính sách nhưng tôi còn quan tâm đến phản biện việc thực hiện chủ trương, chính sách. Vì lúc đề ra mình cho là đúng nhưng thực hiện vào cuộc sống có thể sẽ có nhiều vấn đề phát sinh chưa lường trước được.

Bỏ phiếu tín nhiệm

- Một ví dụ về hiệu quả công tác phản biện xã hội của Mặt trận, thưa ông?

Tôi thí dụ như việc triển khai Quy chế dân chủ cơ sở. Rõ ràng Mặt trận làm đã có tín nhiệm nên Chính phủ và Đảng tin cậy nâng lên thành Pháp lệnh. Đó là những điều tốt đã được tiếp thu, tôi rất vui vì điều đó.

Nhưng tôi còn muốn rằng, dưới đúng rồi thì trên cũng phải đúng.

Tôi đã tỏ chính kiến nhiều lần rồi, các cấp huyện, tỉnh, kể cả Trung ương, giữa nhiệm kỳ hoặc 2 năm một lần cũng nên có bỏ phiếu tín nhiệm xem uy tín và sự tin tưởng của nhân dân đến đâu.

- Cá nhân ông kỳ vọng điều gì ở Đại hội lần này?

Tôi mong Đại hội phải là một dịp để toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc hơn nữa về mặt trận thống nhất, về các đoàn thể nhân dân, tạo ra được một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng.

Đại hội phải hướng vào những việc rất thiết thực, phải tìm hướng đổi mới phương thức hoạt động. Ngày tôi còn đương nhiệm, tôi cũng chưa bao giờ hài lòng với việc mình làm, lúc nào cũng lo chuyện tới đây làm sao cho nó phù hợp.

Tôi cũng rất đồng tình với chủ đề của Đại hội năm nay là "Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Một khi Mặt trận làm tốt được vai trò phản biện xã hội tức là phát huy được dân chủ. Chỉ có phát huy được dân chủ, mới tạo được sự đồng thuận và chỉ có đồng thuận mới có đại đoàn kết. 

Mô tả ảnh.
Ảnh: Cao Nhật
GS Lưu Văn Đạt - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật của UBTƯ MTTQ Việt Nam

Sợ nhất "bằng mặt mà không bằng lòng"

Giám sát và phản biện của Mặt trận là hình thức thích hợp để nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua Mặt trận. Để có hiệu quả, ít nhất phải có hai điều kiện. Đó là phải được cung cấp thông tin đầy đủ và phải có sự đối thoại, phản hồi.

Cơ quan hay tổ chức cá nhân có sự việc liên quan cần trả lời, nếu không trả lời thì phải có chế tài bắt buộc tổ chức hay cá nhân đó phải trả lời.

Điều đáng sợ nhất là "bằng mặt mà không bằng lòng," lợi ích bị xâm phạm nhưng người ta không dám nói và như thế thì không thể đoàn kết được.

  • Cao Nhật - Vân Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,