221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1234486
Cải cách "dậm chân", VN tụt hạng về môi trường kinh doanh
1
Article
null
Cải cách 'dậm chân', VN tụt hạng về môi trường kinh doanh
,

 - Dù đại diện Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng việc "rớt" 2 bậc của Việt Nam trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh 2010 là mức "không thay đổi nhiều", nhưng việc xuống hạng chứng tỏ các quốc gia khác tích cực cải cách hơn, nên đã bứt phá.

Theo Báo cáo "Môi trường kinh doanh 2010: Cải cách qua thời kỳ khó khăn" do Nhóm Ngân hàng Thế giới công bố toàn cầu sáng nay (9/9), Việt Nam đứng thứ 93 trong bảng xếp hạng, so với thứ hạng 91 của năm ngoái. Báo cáo năm nay bổ sung xếp hạng thêm 2 nền kinh tế, nâng tổng nền kinh tế đưa vào đánh giá, phân tích là 183.

50 ngày, 11 thủ tục để thành lập DN

Tác giả báo cáo, bà Sylvia Solf, từ Washington DC, cho rằng việc xuống hạng 2 bậc của Việt Nam trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh 2010 là mức "không thay đổi nhiều", nhưng việc xuống hạng chứng tỏ các quốc gia khác tích cực cải cách hơn, nên đã bứt phá.

Trong khi chỉ số thuận lợi kinh doanh được "chấm" mức 93 thì xét ở mức độ thuận lợi khi "thành lập doanh nghiệp", Việt Nam xếp hạng 116. Trong đó, WB chỉ ra phải mất 11 thủ tục, 50 ngày để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chỉ số khác được xếp hạng với mức khá hơn như thương mại quốc tế (74), vay vốn tín dụng (30), cấp giấy phép xây dựng (69)...

Hai yếu tố "cải cách" của Việt Nam được chấm điểm năm nay, đó là cắt giảm thuế và tạo điều kiện tốt hơn cho thương mại quốc tế.

Theo báo cáo, Việt Nam đã cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25% và loại bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai. Việt Nam cũng áp dụng  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng mới. Ngoài ra, gia tăng cạnh tranh trong ngành công nghiệp hậu cần và việc áp dụng các thủ tục hải quan mới - nằm trong khuôn khổ chương trình cải cách thành viên WTO cũng góp phần giảm bớt chậm trễ trong hoạt động thương mại quốc tế.

Mô tả ảnh.
Ảnh: VNN

Cho rằng "thứ hạng không hẳn là điều quyết định quan trọng đối với nhà đầu tư bằng sự quan tâm đến các nhân tố khác như tính minh bạch của môi trường kinh doanh", chuyên gia WB thúc giục Việt Nam "tiếp tục đẩy mạnh đà cải cách đồng đều trên nhiều lĩnh vực" khi các quốc gia khác trong khu vực cũng không ngừng cải cách tích cực nền kinh tế.

Cải cách nhằm vào hành chính

Khủng hoảng đã được xem là cơ hội để cải cách mạnh mẽ. Bà Sylvia cho hay, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, số lượng các cuộc cải cách đã đạt kỷ lục với 287 cải cách tại 131 quốc gia, tăng 20% so với năm trước.

Khảo sát trong năm 2008/2009 cho thấy cải cách diễn ra với tốc độ gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt ở 2 khu vực là Đông Âu - Trung Á và Trung Đông - Bắc Phi.

Hầu hết các nỗ lực cải cách đều nhằm giảm bớt gánh nặng hành chính. Ít nhất 30 nền kinh tế đã cải thiện các quy trình thủ tục xin cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản và thương mại qua biên giới, trong khi đó 61 nền kinh tế lại tiến hành đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Theo bảng xếp hạng chung, Singapore dẫn đầu về môi trường kinh doanh thuận lợi, kế tiếp là New Zealand và Hồng Kông (Trung Quốc). Xếp hạng chung ở mức 122, nhưng Indonesia là nền kinh tế đáng chú ý năm nay khi được ghi nhận là quốc gia cải cách hàng đầu trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.

Với 3 khía cạnh cải cách được chấm điểm cao là thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản và bảo vệ nhà đầu tư, Indonesia đã cải thiện thứ hạng từ 129 lên 122 trong bảng xếp hạng các môi trường kinh doanh thuận lợi toàn cầu.

  • Xuân Linh

                   

Nếu bạn chưa hài lòng về các thủ tục hành chính,
     hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi!

Đường dây nóng: (092)345-7788 hoặc (04)3772-2729.    
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,