221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1213530
Có những "khoảng trống" trong quản lý báo chí
1
Article
null
Có những 'khoảng trống' trong quản lý báo chí
,

 - Sự phát triển công nghệ, xu hướng hội tụ thông tin tác động mạnh mẽ đến hoạt động báo chí khiến công tác quản lý chưa theo kịp, còn để nhiều "khoảng trống" - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Qúy Doãn trao đổi với VietNamNet nhân Ngày Báo chí 21/6.

Xây dựng luật mới

Thứ trưởng Đỗ Qúy Doãn. Ảnh: LAD
Luật Báo chí sửa đổi - văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất hiện nay điều chỉnh hoạt động báo chí, dự kiến được đưa ra xem xét tại kỳ họp thứ 5 của QH nhưng cuối cùng lùi lại chưa xem xét. Tại sao có việc lùi lại như vậy, thưa Thứ trưởng?

- Thực ra, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung đã xây dựng xong và trình Chính phủ xem xét để đưa ra QH như dự kiến. Tuy nhiên, những sửa đổi căn cứ theo luật cũ có thể vẫn không đáp ứng được yêu cầu phát triển mới, chưa điều chỉnh hết với điều kiện, mức độ phát triển của báo chí hiện nay.

Trong 10 năm qua, báo chí phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như sự hội tụ thông tin đã tác động mạnh đến hoạt động báo chí. Nếu chỉ sửa đổi trên một số điều hiện có, rõ ràng cũng chưa thể điều chỉnh được những yêu cầu mới đặt ra. Sửa đổi, xây dựng luật là công việc công phu, cho nên thà chậm một năm để làm luật hoàn chỉnh, toàn diện hơn.

Để điều chỉnh tất cả các loại hình báo chí một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của báo chí trong giai đoạn hiện nay, sẽ không phải là Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung mà xây dựng luật mới, thay thế luật cũ. Tên gọi là Luật Báo chí.

Khoảng trống chế tài

Báo chí phát triển mạnh mẽ như Thứ trưởng đề cập nhưng luật điều chỉnh hoạt động báo chí lại đang trong giai đoạn cập nhật, hoàn thiện. Thực tiễn phát triển báo chí thời gian qua có điều gì khiến cơ quan quản lý trăn trở?

- Trong xu hướng hội tụ thông tin như tôi nói, ví dụ trên một sản phẩm, trên một phương tiện thông tin, chúng ta có thể thực hiện được hết các loại hình thông tin trong đó. Phát triển như vậy thì quản lý như thế nào cũng là một khoảng trống. Hay chế tài để quản lý tất cả trong sự hội tụ này cũng là khoảng trống. Cho nên băn khoăn nhất của tôi là khoảng trống quản lý trong sự phát triển.

Nguyên tắc của Đảng là phát triển phải đi đôi với quản lý tốt. Quản lý là tạo điều kiện cho phát triển, không phải quản không được thì tìm cách kìm hãm phát triển. Tuy nhiên cũng phải thấy, đội ngũ cán bộ còn thiếu nhiều. Cơ quan quản lý Nhà nước có chế độ, thu nhập thấp nên khó thu hút người tài, có năng lực hoạt động trong lĩnh vực này.

Trong sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, xu hướng hội tụ thông tin chi phối mạnh mẽ hoạt động báo chí, đội ngũ quản lý báo chí có lúc không theo kịp, chưa quản toàn diện, chưa dự báo được xu thế phát triển, bị động.

Phóng viên tác nghiệp tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII. Ảnh: XL

 

Đây là vấn đề lớn nên sẽ phải tập trung nâng cao năng lực cán bộ quản lý, tăng cường tính dự báo, nắm bắt xu hướng phát triển để giúp Bộ thực hiện quản lý đúng nguyên tắc: quản lý hỗ trợ phát triển, phát triển đi đôi với quản lý.

Vậy có thể hiểu "chế tài trong quản lý báo chí" mà Thứ trưởng đề cập như thế nào? 

- Chế tài là những định chế, những quy định mà bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một người nào, bất cứ một chủ thể nào tham gia cũng phải tuân thủ. Khi có đầy đủ tất cả các quy định, anh hoạt động trong khuôn khổ quy định, đó là lúc phát huy quyền tự do nhất của anh chứ không phải là hạn chế hoạt động của anh.

Ý thức sự nhạy cảm

Thời gian qua, có nhiều vụ việc báo chí nêu như vụ chợ 19-12 hay khách sạn trong công viên với chức năng thông tin, phản biện. Đánh giá của Thứ trưởng về vai trò phản biện của báo chí nói chung?

- Báo chí là một trong những kênh cung cấp thông tin giúp các cơ quan chức năng trong việc quản lý và điều hành xã hội. Tôi nghĩ vai trò phát hiện, cảnh báo của báo chí rất cần thiết, rất quan trọng, giúp các cơ quan chức năng điều chỉnh cơ chế, chính sách và các quyết định. Xã hội, các ngành, các cấp và nhân dân đều ghi nhận và đánh giá vai trò đó.

Vấn đề quan trọng ở đây là năng lực phát hiện và những đề xuất của báo chí. Nếu báo chí càng nắm vững những quy định, nắm vững những yếu tố, địa bàn mà mình đang phản ảnh thì tôi nghĩ những phát hiện, những cảnh báo, dự báo của báo chí càng có giá trị. Đó là cái mà ta cần phát huy.

Trong tác nghiệp hiện nay, phóng viên nhận thấy thực tiễn có một số cơ quan ban ngành, địa phương cung cấp thông tin cho báo chí chưa chính xác, đầy đủ, thậm chí có nơi né tránh, đùn đẩy khi tiếp xúc với báo chí. Thứ trưởng suy nghĩ thế nào về việc này?

Trong vấn đề cung cấp thông tin, đúng là khi hiểu quy chế về phát ngôn và cung cấp thông tin, một số cơ quan, đơn vị không nhận thức một cách đầy đủ, cứ cảm thấy việc các cơ quan, bộ ngành đùn đẩy trách nhiệm cho người phát ngôn là không đúng.

 

Công trình khách sạn Novotel on the park thi công không đúng quy định bị báo chí nêu năm 2008 đã phải dừng lại.  Ảnh: Phạm Hải

 

Người phát ngôn mà cung cấp thông tin là anh ta được nhân danh cơ quan hành chính Nhà nước, được nhân danh để phát ngôn chính thức về một vấn đề chính thức nào đó. Còn vấn đề cung cấp thông tin bình thường cho báo chí thì trong Luật báo chí hiện nay đã quy định rất đầy đủ về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan Nhà nước, người có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí.

Trong hoạt động báo chí, liệu có khoanh vùng những vấn đề được cho là "nhạy cảm" không?

Không có khoanh vùng nào cả nhưng nhạy cảm trong hoạt động báo chí là điều từ người làm báo đến ban biên tập, tổng biên tập đều phải ý thức được. Vậy "nhạy cảm" là gì? Bác Hồ có một câu bất hủ là khi anh đặt bút viết, anh phải hỏi anh viết cái này cho ai, viết để làm gì, viết vì lợi ích gì? Chính những câu hỏi đó tạo cho anh ý thức phải cân nhắc có viết hay không viết, đăng hay không đăng.

Khi quyết định viết hay không viết, đăng hay không đăng đòi hỏi ở anh sự nhạy cảm, ở cơ quan quản lý một ít, ở nhà báo một ít, ở tổng biên tập một ít thì chúng ta sẽ lựa chọn và biết được cái gì chúng ta cần đăng hay không đăng. Một vấn đề nào đó nhà báo thấy băn khoăn mà vẫn cứ nói thì tôi nghĩ cái đó gây ảnh hưởng trong xã hội rất lớn. Nhạy cảm là những cái như thế.

  • Xuân Linh
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>