221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1204796
Xử lý hình sự với tội xâm phạm môi trường
1
Article
null
Xử lý hình sự với tội xâm phạm môi trường
,

 - Trong dự thảo Bộ luật Hình sự đưa ra thảo luận tại Hội trường sáng nay (25/5), ban soạn thảo thống nhất chưa bỏ án tử hình đối với tội tham ô và nhận hối lộ.

Vẫn giữ án tử hình với tham ô, đưa nhận hối lộ

Dự thảo luật sửa đổi sẽ được thông qua vào cuối kỳ họp. Ảnh: TTXVN
Như vậy, tiếp thu ý kiến góp ý của các ĐBQH từ kỳ họp trước, dự thảo luật sửa đổi lần này tiếp tục giữ lại án tử hình với các tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Nằm trong danh sách này còn có tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tham ô tài sản và nhận hối lộ; chống mệnh lệnh và đầu hàng địch, Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, những vấn đề có liên quan đến chính sách hình sự, các chủ trương, quan điểm lớn về cải cách tư pháp mà ý kiến còn chưa thống nhất, chưa đạt được sự đồng thuận thì cần nghiên cứu kỹ.

Việc sửa đổi lần này chỉ để giải quyết những vấn đề thực sự bức xúc hiện nay. Đó là bổ sung một số hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức cần phải xử lý bằng biện pháp hình sự được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ, Luật quản lý thuế, Luật chứng khoán, Luật công nghệ thông tin...

Trong phần thảo luận tại Hội trường hôm nay, mặc dù ông Uông Chu Lưu đã nhiều lần lưu ý đại biểu nên thảo luận sâu về các hành vi liên quan đến các lĩnh vực chứng khoán, môi trường nhưng hầu hết ý kiến đều chỉ xoay quanh các nội dung "tội hiếp dâm, đưa và nhận hối lộ, ma túy" vốn đã được bàn thảo nhiều lần.

Xử lý hình sự với tội xâm phạm môi trường

Chẳng hạn, lâu nay, muốn xử lý vi phạm môi trường bằng biện pháp hình sự thì cần phải hội đủ ba yếu tố cấu thành tội phạm: thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục và gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhưng việc xác định hậu quả nghiêm trọng thường rất khó khăn, có nhiều trường hợp không thể xác định được ngay hậu quả mà phải sau một thời gian dài. Còn việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường thường chỉ áp dụng đối với pháp nhân nên rất khó xử lý.

Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng quy định trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi xâm phạm môi trường. Ngoài ra, nếu người đứng đầu pháp nhân trực tiếp thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu chỉ tham gia với tư cách là người tổ chức như chủ mưu, cầm đầu, xúi giục hoặc người giúp sức thì tuỳ tính chất, mức độ của hành vi cũng sẽ bị xử lý với vai trò là đồng phạm.

Tuy nhiên, theo ủy viên UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Đình Xuân, luật không nên liệt kê các hành vi xâm phạm mà chỉ nên nêu tội danh. Theo đó, người nào có hành vi gian dối, dù chưa gây hậu quả, cũng phải khép vào tội danh xâm phạm môi trường.

Liên quan đến chứng khoán, các ĐBQH cũng tán thành với việc bổ sung một số tội danh mới trong lĩnh vực chứng khoán.

Nhưng do đây là các tội phạm mới được bổ sung nên trước mắt chỉ nên quy định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội đã phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, các tội danh cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán; tội gian lận, lừa đảo trong giao dịch chứng khoán...

Dự thảo luật sửa đổi Bộ luật Hình sự sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp.

  • L. Nhung

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,