221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1203892
"Không nên quá nôn nóng trong quá trình tăng trưởng"
1
Article
null
GS Paul Krugman:
'Không nên quá nôn nóng trong quá trình tăng trưởng'
,

 - Tại cuộc tọa đàm "Kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính - Khuyến nghị chiến lược phát triển cho Việt Nam" sáng 22/5 tại Hà Nội, GS Paul Krugman - Chủ nhân Nobel Kinh tế 2008 cho rằng không phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay.

GS Krugman khuyên Việt Nam chú trọng giáo dục - đào tạo sau khủng hoảng. Ảnh: LX

GS Paul Krugman đến Hà Nội với tư cách khách mời đặc biệt của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm. Sau TP.HCM, ông có buổi tọa đàm với đại diện lãnh đạo Chính phủ, các nhà quản lý và hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, giới nghiên cứu của Việt Nam.

Chủ trì buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đồng tình với GS Krugman rằng trong giai đoạn khó khăn, phản ứng chính sách nhanh mới có khả năng giúp vượt qua khủng hoảng.

Phó Thủ tướng nói: Trong khủng hoảng cần thực thi nhiều nhóm chính sách khác nhau. Tuy nhiên, nếu chính sách đưa ra không kịp thời điều chỉnh để vừa giải quyết tình hình, nhưng cũng vừa phán đoán trước được những diễn biến khó khăn tiếp theo sẽ khó tạo được ảnh hưởng lâu dài.

Trao đổi với Phó Thủ tướng và các đại biểu, GS Krugman cho rằng: "Không nên thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu đã giúp các nước như Trung Quốc, Việt Nam phát triển tốt. Xu thế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sẽ còn mạnh và không ai nói mô hình này không còn đúng".

Một trong những vấn đề GS Krugman nhấn mạnh cần phải chú trọng hàng đầu, đặc biệt sau khi kinh tế thoát ra khủng hoảng, đó là mở rộng giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đại học để có thể giúp tạo ra vùng trọng điểm phát triển kinh tế. Đối với các nền kinh tế đang trỗi dậy, phải chú trọng giáo dục căn bản. GS Krugman không ủng hộ chủ trương phát triển tối đa khu vực tư nhân trong dịch vụ giáo dục, đặc biệt giáo dục phổ cập.

Nối mạch khuyến nghị của GS, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi về vai trò của Nhà nước cũng như liệu có thể phát triển tối đa kinh tế thị trường trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. GS Krugman cho rằng giáo dục và đào tạo không phải là lĩnh vực có thể giao hoàn toàn cho thị trường tự xử lý. Đây là hàng hóa công. Dân chúng được đào tạo, giáo dục để có tri thức, trình độ cao là nhiệm vụ của Nhà nước. Riêng dịch vụ giáo dục ở bậc cao có thể dựa vào thị trường nhưng về căn bản, phải ủng hộ một vai trò quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Khẳng định Việt Nam có thuận lợi khi học hỏi được kinh nghiệm của các nước có mô hình tăng trưởng tương tự đi trước, GS Krugman cho rằng Việt Nam "không nên quá nôn nóng trong quá trình tăng trưởng". Về mục tiêu phấn đấu trở thành nước thu nhập trung bình, GS cho hay để đạt được mục tiêu đã là nỗ lực lớn. Nhưng bài học phát triển cho thấy "không nên gượng ép". Tuy nhiên, ông tiếp tục nhấn mạnh mọi mục tiêu tăng trưởng phải chú trọng vấn đề giáo dục con người, đặc biệt phổ cập giáo dục.

Sau tọa đàm, trả lời câu hỏi của các phóng viên Việt Nam về khả năng liệu kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đã rơi vào đáy khủng hoảng, GS Krugman cho rằng thế giới "đang đi xuống đáy" và thương mại thế giới sẽ còn tiếp tục giảm. Để phục hồi sẽ phải cần thêm một vài năm.

Một vấn đề GS Krugman lưu ý Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng, đó là phải "thận trọng mở cửa thu nhận luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài". Theo ông, nếu thấy tiền ồ ạt đổ vào, Việt Nam trở thành nước thời thượng với các nhà đầu tư thì cũng phải bắt đầu tính toán kỹ khi đón nhận luồng vốn.

  • Linh Thư
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>