221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1203120
Bộ trưởng Tài chính:Tăng học phí phải minh bạch chi tiêu
1
Article
null
Bộ trưởng Tài chính:Tăng học phí phải minh bạch chi tiêu
,

 - Cho rằng nếu tăng học phí như đề xuất của Bộ Giáo dục thì vẫn chưa đủ bù đắp chi phí, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nói,  nếu đề án "Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012” được thông qua, thì để minh bạch hóa, sẽ phải sửa rất nhiều cơ chế như phương thức cấp phát.

Chưa minh bạch

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: "Tăng như vậy vẫn chưa đủ bù đắp chi phí". Ảnh: Lê Nhung

Bộ trưởng đánh giá thế nào về mức học phí mới mà Bộ GD-ĐT đề xuất trong đề án? Căn cứ tính toán và các mức học phí được đề xuất có phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân hay không?

- Những đề xuất trong đề án rất hợp lý vì nó tạo ra cơ chế để chuyển đổi phương thức quản lý về tài chính một cách căn bản, lại phù hợp với khả năng thu nhập của người dân Việt Nam.

Nếu tính học phí mà không căn cứ vào trung bình thu nhập mà chỉ tính từ chi phí phải đầu tư cho giáo dục thì người dân sẽ không thể chịu nổi vì ở các nước, chi phí đào tạo rất cao. Việc tăng học phí chỉ là một bước đầu cho quá trình dần dần tính đúng, tính đủ.

Trong chi phí giáo dục có hai phần: Đầu tư cho cơ sở vật chất và cho dạy - học. Có thể nói, chi phí đầu tư cho dạy và học hiện vẫn chưa đủ. Trong khi đó, kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, Nhà nước vẫn phải bù vào.

Như vậy, phải dần dần mới có thể thay đổi căn bản cơ chế tài chính, giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo chủ động hơn trong hoạt động thu chi, chủ động cải tiến chất lượng dạy và học. Đây mới là vấn đề có ý nghĩa lâu dài, còn phải làm nhiều bước.

Như vậy, với học phí của giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đề xuất tăng gấp 3-4 lần còn học phí giáo dục phổ thông, tính theo mức 6% thu nhập bình quân hộ gia đình thì thực ra vẫn chưa đủ bù đắp chi phí đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên, do thu nhập của dân mình thấp nên đành chấp nhận.

Như vậy, theo Bộ trưởng, vẫn cần tăng học phí cao hơn so với dự kiến của đề án?

- Thì phần chênh lệch đó, Nhà nước vẫn phải bù đắp vào.

Tuy nhiên, có vấn đề là phần bù đắp không được minh bạch. Điều đó khiến cho cơ chế về quản lý chưa khuyến khích được sự năng động.

Chúng ta vẫn chưa kịp thời huy động được đóng góp của các thành phần có khả năng. Trong khi đó, lại chưa lo đủ cho người nghèo.

Nếu chuyển cơ chế như đề án đã đề cập tới, thì ai có khả năng phải bỏ ra chi phí cao hơn. Còn với đối tượng Nhà nước phải lo, đáng lẽ phải lo tốt hơn. Nhưng lo bằng cách người đó được hưởng tiền trực tiếp chứ không cấp qua trung gian. Đối tượng đang được miễn học phí sẽ được cấp trực tiếp tiền để họ tự lựa chọn trường học.

Việc tính theo 6% thu nhập cũng là tính ở mức trung bình, để đi dần từng bước cho phù hợp với lối sống và thu nhập của người dân.

Giả sử người dân có nhu cầu cao hơn nữa, học theo nhu cầu thì phải đóng thêm ở mức cao hơn. Vì nếu ngay một lúc quy định mức cao quá thì dân và Nhà nước đều không chịu được, ở đây phải hài hòa giữa khả năng của dân và cân đối ngân sách. Phải lựa chọn bước đi dần dần cho phù hợp.

Dân vẫn chi tiêu đắt tiền

Như ông vừa nói thì cơ chế tài chính cho giáo dục vẫn còn thiếu minh bạch. Người dân cũng cho rằng trước khi đặt vấn đề tăng học phí, cần đánh giá, rà soát lại việc sử dụng học phí và nguồn kinh phí 20% ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục xem đã hiệu quả chưa. Quan điểm của ông?

- Sắp tới, nếu đề án này được thông qua, thì đồng thời sẽ phải sửa rất nhiều cơ chế để minh bạch hóa tài chính cho giáo dục. Theo đó, phương thức cấp phát ngân sách cũng sẽ phải thay đổi theo hướng minh bạch hơn.

Tất nhiên, đề án này cũng đang hướng tới mục tiêu minh bạch. Việc điều chỉnh tăng thêm học phí là đã hướng tới những người có khả năng chi trả.

Còn đối tượng người nghèo, gia đình chính sách thì rõ ràng là không chỉ được miễn như hiện nay mà còn phải được cấp học phí. Cơ chế sẽ chuyển dần theo hướng như vậy.

Thưa ông, liệu mức học phí mới này có áp dụng ngay tại thời điểm này, trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn?

- Việc này đã được bàn từ rất lâu mới đưa ra. Mỗi bối cảnh đều có khó khăn, nếu làm tốt thì cũng không ảnh hưởng lớn lắm đến người dân vì đối tượng Nhà nước lo, vẫn phải  lo. Đi theo cơ chế như thế này, sẽ tạo điều kiện lo tốt hơn cho những đối tượng chính sách, mà cũng không ảnh hưởng lớn đến những người có thu nhập. Thực tế, nhiều người vẫn đi du lịch, vẫn mua sắm lớn, có khả năng chi tiêu đắt tiền.

Nhưng đối tượng được ngân sách bao cấp chiếm thiểu số. Nếu làm ngay, liệu có mâu thuẫn với chủ trương khoan sức dân của Chính phủ trong thời điểm khó khăn?

- Đối tượng khó khăn, ngân sách đã trợ giúp và tính ra rất nhiều chứ không ít. Mà Nhà nước đang miễn học phí thì vẫn phải đảm bảo để họ có tiền đóng học phí.

Thị trường chứng khoán đã qua đáy

Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, việc đề xuất miễn thuế từ chuyển nhượng chứng khoán đến hết năm 2010 do thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Sự phục hồi đó thực ra cũng chưa vững chắc. Phần thu từ đây không đáng bao nhiêu, nếu theo lúc thị trường phát triển thì cũng chỉ khoảng 150 tỷ. Nếu thị trường đi xuống như thế này thì chỉ khoảng 100 tỷ.

Ông Ninh cho rằng, đây cũng là lúc để đánh ra ngoài tín hiệu là Nhà nước rất quan tâm đến thị trường này, muốn cho thị trường phát triển và để cho các nhà đầu tư yên tâm. "Qua mấy năm vừa qua, tôi rất tin vào các nhà đầu tư đã có một bài học rất quan trọng và bổ ích để lựa chọn quyết định đầu tư chứ không phải như những năm 2006, 2007, đầu tư theo phong trào mà thiếu sự hiểu biết.

Thị trường chứng khoán đã qua đáy và đang có điều kiện để phục hồi tốt hơn".

  • Lê Nhung 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,