221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1178738
Không đơn giản hóa thủ tục, địa phương sẽ bị xử nghiêm
1
Article
null
Không đơn giản hóa thủ tục, địa phương sẽ bị xử nghiêm
,

 Sáng 20/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 30 của Thủ tướng đã chủ trì phiên họp thường kỳ của Hội đồng, gặp gỡ đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.  

 

Ông Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về tình hình thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (Đề án 30). 

 

Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Việt Nam luôn coi trọng đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực trong cải cách hành chính, tạo điều thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Điển hình là năm 2008, đầu tư nước ngoài tăng gấp 3 lần năm 2007. Tuy nhiên, cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu đề ra”.

 

Việc thực hiện thành công Đề án 30 có ý nghĩa chính trị, kinh tế to lớn, thể hiện quyết tâm của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, bảo đảm tính công khai minh bạch giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nói.

 

Tại buổi gặp gỡ này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận được khá nhiều thắc mắc của các nhà đầu tư nước ngoài như Công ty Fedex, Vinacapital và của Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham)...

 

Bộ trưởng khẳng định “đề án này chắc chắn khả quan”. Ông cũng cho biết, trong việc đơn giản hóa này, một số cán bộ còn chậm trễ, cách làm còn sai sót. Tuy nhiên, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, bất cứ cơ quan, đơn vị, địa phương nào triển khai không nghiêm túc sẽ bị phê bình, xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. 

 

Mục tiêu của Đề án 30 nhằm hỗ trợ việc thực hiện thành công kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (giai đoạn 2006 – 2010), tuân thủ các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả và có hiệu suất cao, góp phần phòng chống tham nhũng và lãng phí thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết cho người dân và doanh nghiệp.

  • Đoàn Quý

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,