221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1175740
Kiến nghị sau giám sát hầu như bị lãng quên
1
Article
null
Kiến nghị sau giám sát hầu như bị lãng quên
,

 -  Tại Hội thảo "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội" do Đảng đoàn Quốc hội tổ chức ngày 13/3 ở TP.HCM, nhiều đại biểu cho rằng do thiếu chế tài đủ mạnh, kiến nghị sau giám sát hầu như không được để ý.

 

Kiến nghị 30, hồi âm 1

 

Theo Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Hoàng Thám, sau khi kết thúc giám sát, đoàn ĐBQH TP.HCM nêu ý kiến với các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết như thế nào, có thực hiện đến nơi đến chốn việc giải quyết kiến nghị hay không, thì hầu như "không nhận được hồi âm, trả lời bằng văn bản".

 

"Qua 7 cuộc giám sát năm 2008, đoàn ĐBQH TP.HCM có 30 kiến nghị chính thức đối với các cơ quan hữu quan, nhưng đến nay chỉ nhận được 1 văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải", ông Thám nêu thực tế.

 

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Bạch Mai cũng trăn trở về kết quả hậu giám sát: "Chế tài không đủ mạnh, dẫn tới kiến nghị sau giám sát hầu như không được chú ý, bị lãng quên, làm giảm hiệu quả của công tác giám sát". 

 

Ông Trần Hoàng Thám (phải): Có nhiều việc kéo dài qua nhiều khóa QH chưa được giải quyết dứt điểm. Ảnh: Đoàn Quý

Ông Trần Hoàng Thám cũng cho hay, việc giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân từ năm 2004 - 2008 nằm trong tình cảnh tương tự. Đoàn ĐBQH TP.HCM đã chuyển, đề nghị xem xét giải quyết gần 3.500 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, nhưng chưa đến một nửa trong số đó nhận được hồi âm của các cơ quan.

 

"Khá nhiều văn bản trả lời chung chung, có nhiều việc kéo dài qua nhiều khóa QH chưa được giải quyết dứt điểm", ông Thám nói.

 

Nhiều ý kiến tại Hội thảo cho rằng, hoạt động giám sát có nhiều cố gắng và từng bước được nâng lên về hiệu quả. Nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cũng như sự tín nhiệm, lòng mong mỏi của cử tri đối với ĐBQH và Quốc hội. Cũng không ít người hoài nghi, có nên lập ra ủy ban giám sát hay không? Giải quyết được vấn đề gì? 

 

Đại biểu phải biết hỏi

 

"Sau giám sát có kiến nghị, nhưng kiến nghị đó đi tới đâu, hiện nay hoàn toàn chưa có một chế tài nào", Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai  ĐB Lê Hồng Phương nói. Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, không có quy định nào nói rõ việc xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan hữu quan không giải quyết, không trả lời hoặc trả lời một cách chung chung các kiến nghị của ĐBQH.

 

Ngoài đề xuất về chế tài cho hậu giám sát, theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Nguyễn Ngọc Trân, "khi tổ chức một đoàn giám sát, các đơn vị tham gia trong đoàn giám sát cần phải tham gia một cách có trách nhiệm".

 

"Quá trình đi vào giám sát, phải biết nghe, biết nhìn, biết hỏi vì các báo cáo của đơn vị được giám sát bao giờ cũng tốt. Tuy nhiên, ở đây, hỏi không phải là để làm khó đơn vị được giám sát, chủ yếu hỏi để làm rõ vấn đề cho lợi ích chung”, ông Nguyễn Ngọc Trân nói.

 

Các ĐBQH khu vực phía Nam cũng bàn đến vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm, bản lĩnh cũng như dũng khí, cái tâm của người ĐBQH. Hội thảo sẽ kết thúc hôm nay (14/3).  

  • Đoàn Quý
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,