- Việt
>> Bài 1: Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu
>> Bài 2: Rắc rối đối ngoại 2008 trong mắt nhà ngoại giao kỳ cựu
Đây chính là một trong những dấu ấn đậm nhất của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong năm qua.
Đóng góp đúng cam kết
Trong một năm đảm nhiệm vai trò này, Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm cam kết trong công việc liên quan đến an ninh, hòa bình khu vực và thế giới như thế nào, thưa ông?
Đại sứ Lê Lương Minh. Ảnh: UN Photo
- Năm 2008 tình hình an ninh - chính trị thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp, trong đó phải kể đến các diễn biến liên quan các vấn đề không phổ biến vú khí hạt nhân, vấn đè chống khủng bố, căng thẳng và sự gia tăng bạo lực tại các địa bàn đang diễn ra xung đột và tranh chấp, nhất là ở châu Phi và việc bùng nổ căng thẳng, xung đột ngay trong lòng châu Âu.
Trong thảo luận, thương lượng giải pháp cho các tình hình trên chúng ta luôn giữ quan điểm độc lập, lập trường khách quan và có trách nhiệm. Trong các vấn đề liên quan chế độ không phổ biến vú khí hạt nhân, trong đó có vấn đề hạt nhân I-ran, ta kiên trì lập trường nguyên tắc tôn trọng quyền của các quốc gia được phép phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời chống phổ biến vũ khí hạt nhân, ủng hộ giải quyết vấn đề thông qua hợp tác, đối thoại, chống việc áp dụng các biện pháp trừng phạt không chính đáng cản trở các hoạt động kinh tế, giao thương bình thường giữa các quốc gia.
Trong vấn đề Kosovo, ta phản đối hành động đơn phương tuyên bố độc lập, coi đó là một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ quốc tế; yêu cầu HĐBA hành động phù hợp với tinh thần Nghị quyết 1244 (1999), theo đó quy chế mới của Kosovo phải được quyết định thông qua thương lượng và được sự nhất trí của tất cả các bên liên quan. thương lượng và được sự nhất trí của tất cả các bên liên quan.
Trong vấn đề Mianma, ta ủng hộ sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, trong đó có LHQ và ASEAN, với Chính phủ Mianama để thúc đẩy đối thoại và hòa giải dân tộc, đồng thời kiên trì quan điểm vận mệnh của Mianma phải do Chính phủ và nhân dân Mianma tự quyết định.
Trong vấn đề
Đối với các xung đột, tranh chấp, ta luôn ủng hô các giải pháp hòa bình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, trong đó quan trọng nhất là nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Độc lập nhưng không bị sức ép
Điều đó khác hẳn với những e ngại trước đây về khả năng ứng xử đối với các diễn biến trong đời sống chính trị quốc tế của Việt Nam khi ở vị trí đó, Việt
- Chúng ta có quan điểm độc lập. Quan điểm độc lập của chúng ta dựa trên yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia của chúng ta phù hợp với lợi ích chung của hòa bình bình và an ninh khu vực và quốc tế.
Đại sứ Lê Lương Minh và Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon. Ảnh: UN Photo |
Khi lợi ích của chúng ta phù hợp với lợi ích chung, các đề nghị giải pháp của chúng ta được sự ủng hộ rộng rãi. Ngay từ đầu, trong qua trình tham gia công việc của HĐBA, Việt Nam chủ động đóng góp ý kiến xử lý mọi vấn đề. Trong tất cả các vấn đề này, ta đều có quan điểm độc lập phù hợp với quan điểm chung của đa số các nước, kể cả của các nước thành viên HĐBA, các nước thành viên LHQ và của cộng đồng quốc tế nói chung. Có thể nói chính sách đối ngoại yêu hòa bình của Đảng và Nhà nước ta phù hợp với trào lưu chung, việc chúng ta nhận thức rõ mối quan hệ hữu cơ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế đã là nền tảng vững chắc bảo đảm cho hoạt động của chúng ta tại HĐBA đạt kết quả và được đánh giá tích cực.
Liệu Việt Nam có chịu sức ép hay thế bí trong việc xử lý dung hòa mâu thuẫn các nước mà vẫn phải theo đúng nguyên tắc, lập trường độc lập và cân nhắc lợi ích riêng?
- Sức ép cũng là một cách nói. Trong ngoại giao có khái niệm “lobby” (vận động hành lang). Có những vấn đề mà cách đề cập và quan điểm của các nước khác nhau phụ thuộc vào lợi ích của từng thành viên, từ trực tiếp đến gián tiếp. Việc các nước không đồng quan điểm, không có cách đề cập giống nhau là chuyện không phải không phổ biến ở HĐBA. Độc lập, khách quan và thể hiện thái độ trách nhiệm, đối với nền hòa bình chung, với lợi ích an ninh chung của nhân loại, trong đó có lợi ích của hòa bình và an ninh của chúng ta là kim chỉ nam cho chúng ta xử lý các ‘vận động hành lang”.
"HĐBA khác với các cơ chế khác. Phải xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình và chiến tranh nên chẳng có Đại sứ nào yên tâm khi đi bỏ phiếu mà không xác định được mình sẽ bỏ phiếu thế nào".
Bỏ phiếu phải chủ động, tự tin
Sự việc nào khiến ông nhớ nhất trong năm công tác vừa qua tại HĐBA của Việt Nam?
- Tôi nhớ nhất ngày cuối cùng Việt Nam đảm đương cương vị Chủ tịch HĐBA trong tháng 7. Theo qui định của HĐBA, đến 12h đêm của ngày cuối cùng, nước chủ tịch HĐBA sẽ bàn giao chức Chủ tịch cho nước khác. Nhưng ngày hôm đó có phiên họp thương thảo về một nghị quyết quan trọng mà tôi nhớ đến hơn 11h đêm vẫn chưa thể kết thúc. Thậm chí lúc đó đã chưa thể khẳng định có thể kết thúc nổi phiên họp hay không. Nếu như không thể kết thúc, có một khả năng được tính đến, đó là quay ngược kim đồng hồ để Việt Nam tiếp tục làm Chủ tịch cho đến khi đã bỏ phiếu dự thảo nghị quyết gia hạn một phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ sẽ kết thúc vào nửa đêm hôm đó. Tức việc bỏ phiếu để thương thảo nghị quyết có thể diễn ra ngày hôm sau, nhưng vẫn được coi là của ngày 31/7. Với nỗ lực dàn xếp của Việt Nam, cuộc bỏ phiếu đã kết thúc chỉ nửa tiếng trước khi Việt Nam kết thúc tháng Chủ tịch. Ít có nước nào kết thúc công việc tháng Chủ tịch muộn màng mà thường trước 1 ngày hoặc vài ngày. Ngày cuối cùng thường dùng để bàn giao và chiêu đãi kết thúc tháng Chủ tịch. Chúng ta đã chiêu đãi ngày trước rồi nhưng vẫn làm nhiệm vụ những phút cuối cùng. Tham gia công việc HĐBA chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.
Tôi ấn tượng với hình ảnh Đại sứ gõ búa trong một phiên họp của HĐBA. Thường khi nào việc giơ tay, gõ búa để đưa ra quan điểm, giải pháp cho các vấn đề quan trọng khiến ông phải suy nghĩ tiếp sau đó?
"Phải xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình và chiến tranh nên chẳng có Đại sứ nào yên tâm khi đi bỏ phiếu mà không xác định được mình sẽ bỏ phiếu thế nào". Ảnh : UN Photo |
- Không. Thực ra HĐBA khác với các cơ chế khác. Phải xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình và chiến tranh nên chẳng có Đại sứ nào yên tâm khi đi bỏ phiếu mà không xác định được mình sẽ bỏ phiếu thế nào. Ta có cơ chế phân cấp quy trình ra quyết định rõ ràng, trong nhiều trường hợp rất khẩn trương nhưng luôn kịp thời.
Nhưng tôi hình dung sự phản ứng của các đối tác quan hệ với mình sẽ là đương nhiên, đằng sau mỗi lá phiếu hay việc gõ búa đó, thưa ông?
- Chuyện đó có thể xảy ra bởi vì có nhiều trường hợp các nước không đồng quan điểm. Nhưng tôi cho rằng khi mình có quan hệ làm việc tốt, và bảo vệ được lập trường của mình, nguyên tắc của mình dựa vào nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, vốn được tôn trọng và đánh giá cao thì chúng ta không bị cô lập.
Năng lực dự báo
Năm 2009 được dự kiến sẽ là một năm thế giới biến động phức tạp trong khi Việt
- Tình hình an ninh, chính trị thế giới có thể có những phát triển phức tạp trong năm 2009. Nguyên nhân gốc rễ của xung đột là nghèo đói, bần cùng. Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế đang nhân dân các nước có xung đột vốn đã khổ càng khổ thêm, làm phức tạp thêm tình hình.
Ở những nơi xung đột, quá trình tìm giải pháp sẽ khó hơn và không loại trừ sẽ bùng nổ những tranh chấp xung đột mới do sự nghèo túng bần cùng.
Từ trước đến nay, xung đột, bạo loạn diễn ra chủ yếu ở Châu Phi, châu Á, Châu Mỹ Latinh thuộc thé giới đang phát triển. Giờ đây, xung đột, căng thẳng đã bung nổ ngay trong lòng châu Âu như ở Balkan, Caucase...Các hành động khủng bố cũng đang diễn ra với mật độ dày đặc hơn và tính chất nguy hiểm hơn.
Chúng ta cần nghiên cứu, dự báo chính xác để xác định hướng tham gia giải pháp thích hợp, qua đó có đóng góp thiết thực gìn giữ hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, nâng cao hơn nữa vai trò và vị thế đất nước.
-
Xuân Linh