221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1135779
ODA cam kết cho VN năm nay giảm 8%
1
Article
null
ODA cam kết cho VN năm nay giảm 8%
,

 - Tại buổi làm việc cuối cùng của Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ (CG) chiều nay (5/12), các nhà tài trợ đã công bố mức cam kết viện trợ phát triển cho Việt Nam trong năm 2009 5,014 tỷ USD, chỉ giảm 8% so với mức cam kết năm ngoái.

Vắng bóng Nhật Bản

Trong Liên minh châu Âu, Pháp là nước cam kết viện trợ ODA cho VN cao nhất. Trong ảnh: Đại sứ Pháp (đứng giữa) tại Hội nghị CG 2007. Ảnh: VNN 

Nhà tài trợ lớn nhất năm nay là Ngân hàng Thế giới (WB), với mức viện trợ cam kết 1,66 tỷ USD. 

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) gây ngạc nhiên hơn cả với mức 1,56 tỷ USD. Liên minh châu Âu (EU) đưa ra mức 893,48 triệu USD, trong đó, Pháp là thành viên đưa ra mức cam kết viện trợ cho Việt Nam cao nhất: 280,96 triệu USD.

Năm nay, Nhật Bản không đưa ra cam kết ODA nào, trong khi năm ngoái, nước này đưa ra mức tài trợ cao nhất: 1,1 tỷ USD.

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc đánh giá đây là một con số cam kết cao, dù chưa có cam kết của Nhật Bản.

Trên thực tế, theo Đại sứ Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba, đầu năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố ý định mở rộng khoản vay ODA cho VN lên 65,3 tỉ yên (trên 700 triệu USD) nửa đầu năm tài khóa 2008 đối với các dự án cơ sở hạ tầng, nhằm cải thiện giao thông và hệ thống thoát nước.

"Tuy nhiên, tất cả các thủ tục liên quan tới các dự án này đã bị tạm dừng lại sau khi vụ tham nhũng PCI được lôi ra ánh sáng", Đại sứ nói.

Tại Hội nghị CG 2007, các nhà tài trợ đã cam kết mức viện trợ kỷ lục cho Việt Nam: 5,426 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006.

Trong đó, cam kết viện trợ song phương đạt hơn 2,6 tỷ USD, cam kết đa phương đạt hơn 2,55 tỷ USD và cam kết của các tổ chức phi chính phủ quốc tế là 250 triệu USD. 

Hôm qua, phát biểu trước Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Chúng tôi luôn trân trọng từng đồng vốn ODA và bảo đảm thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao với các nhà tài trợ. Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực và tập trung chỉ đạo để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn ODA".

Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế tái khởi động chương trình ODA cho Việt Nam tháng 11 năm 1993 đến nay, đã có tới 22 tỷ USD được giải ngân trong tổng số 42,5 tỷ USD vốn ODA cam kết.

Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, với tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13%.

Qua CG này cũng thấy, thế giới vẫn nhìn Việt Nam bằng con mắt thiện cảm. Không phải vì PCI mà thế giới mất lòng tin vào Việt Nam. Điều quan trọng là Việt Nam tận dụng việc này để giữ và củng cố niềm tin đó. Các nhà tài trợ vẫn kỳ vọng nhiều vào Việt Nam trong việc phát triển kinh tế cũng như xóa đói giảm nghèo. Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, Việt Nam càng phải trân trọng điều đó.

Ts. Trần Đình Thiên - quyền Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam

  • Xuân Linh


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>