221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1125293
Nhìn trận lụt HN, thấy hiệu quả đầu tư bằng ngân sách
1
Article
null
Nhìn trận lụt HN, thấy hiệu quả đầu tư bằng ngân sách
,

 - "Hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng thế nào cứ nhìn trận mưa lụt ở Hà Nội vừa qua là thấy rõ", ĐB Nguyễn Viết Lểnh góp ý trong phiên thảo luận ngày 5/11 về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư XDCB ở các bộ, ngành địa phương từ 2005 - 2007.

Đa số ĐBQH nhất trí với nhận định của đoàn giám sát: "Việc đầu tư XDCB sử dụng vốn Nhà nước còn gây nhiều thất thoát, lãng phí so với đầu tư bằng nguồn vốn khác. Thủ tục đầu tư rườm rà, hiệu quả dự án thấp. Tình trạng bố trí vốn dàn trải, thiếu đồng bộ và vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến, tích tụ từ nhiều năm nay".

Thất thoát lãng phí, có giám sát bao nhiêu vẫn là ẩn số

Dẫn chứng bị "đay nghiến" là dự án cầu Thanh Trì và tuyến phía Nam vành đai 3, Hà Nội với số vốn 7.660 tỷ đồng vẫn chậm, sơ bộ mỗi ngày chậm phải trả 1,5 tỷ đồng tiền lãi. Chưa kể, cầu xây xong nhưng 2 đường dẫn chưa hoàn thành nên phải tốn thêm cả chục tỷ đồng xây dựng đường tạm để thông xe.

Trạm bơm Yên Sở, được đầu tư hàng trăm triệu USD để làm nhiệm vụ thoát nước cho HN nhưng đã bất lực trong đợt mưa lịch sử vừa qua. Ảnh: Vũ Điệp
Năm 2005, có 2.280 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,2% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong năm. Một năm sau, con số này tăng lên thành 3.595 dự án, chiếm 13,1% và sang đến năm 2007 là 3979 dự án (13,9%). Tình trạng thiếu điện, cắt điện kéo dài ròng rã nhiều năm nhưng hàng chục dự án nhà máy điện của EVN chậm tiến độ đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế và đời sống người dân.

Lấy dẫn chứng từ chuyện lụt ở Hà Nội mấy ngày qua, ông Nguyễn Viết Lểnh cho rằng: "Kinh nghiệm quốc tế chứng minh rằng ở đâu coi việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực của Chính phủ cho tăng trưởng và phát triển thì ở đó có tăng trưởng. Còn ở đâu những quyết định đầu tư bị chi phối, thao túng bởi các nhóm lợi ích sẽ dẫn đến tham nhũng".

Đồng tình với ông Lểnh, nhiều ĐBQH nói phải xử lý hình sự việc ra quyết định đầu tư sai. "Sai sót, tham nhũng đều từ đấy mà ra. Nhưng tại sao chưa ai xử lý trách nhiệm triệt để người ra quyết định đầu tư sai?", ĐB Nguyễn Thị Thanh Huyền nói.

ĐB Trần Du Lịch lại cho rằng có hai thứ lãng phí: đầu tư thiếu đồng bộ do quy hoạch và kéo dài thời gian: "Nên mới có chuyện xây cầu xong thì không có đường.  Các nước quy định tòa nhà cao không quá 6 tầng dù lớn cỡ nào cũng không được xây quá 6 tháng. Kéo dài sẽ ảnh hưởng tới trật tự công cộng và vốn. Những vấn đề này phải được chế định trong luật", ông Lịch cho hay.

"Thất thoát và tham nhũng, lãng phí, có giám sát bao nhiêu vẫn là ẩn số", ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) than thở.

Chống tham nhũng, ai cũng nói ráo riết ngăn chặn...

Trong khi đó, hầu hết ĐBQH bức xúc với việc đã có nhiều đợt thanh tra, kiểm toán nhưng chưa phát hiện được bao nhiêu sai phạm, yếu kém. Kết quả cũng chỉ phản ánh được sai phạm trong thủ tục đầu tư mà chưa cho thấy bức tranh thực tế. Việc đấu tranh phòng, chống vi phạm trong XDCB cũng còn thiếu kiên quyết.

"Chẳng hạn như chuyện móc ngoặc giữa nhà thầu và tư vấn. Con đường, cây cầu đáng ra chỉ 10 tỷ người ta đưa lên 15 - 17 tỷ. Một số tuyến đường đi xuyên qua núi rừng, thêm bớt cả trăm tỷ, ở giữa rừng sâu ai đi đến đấy mà kiểm tra. Nói dối cho đúng bài đúng bản là coi như xong, thất thoát bao nhiêu làm sao xác định được", Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh lên tiếng.

"Chúng ta có Luật Đấu thầu, nhưng thậm chí nhiều nơi cho rằng thà chỉ định thầu còn không lãng phí bằng đấu thầu. Tại sao đấu thầu xong người thua lại cứ đi kiện, không tâm phục, khẩu phục, có lẽ ta tìm nguyên nhân ở những chỗ khác".

             ĐB Trần Du Lịch

Ông Thanh đề nghị thanh tra phải làm rõ trách nhiệm người đứng đầu để xử lý nghiêm minh, "chứ chưa đi thanh tra mà đã biết kết quả rồi. Khi xảy ra tai nạn thì nói này, nói khác, nhưng thực chất làm cũng được mà không làm cũng xong".

Các ĐB cũng chỉ ra nhiều việc tham nhũng được nêu ra rất cụ thể với hàng loạt con số rất nghiêm trọng, nhưng việc xử lý  lại không minh bạch, công khai. Tuy ai cũng nói phải ráo riết ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, bất kể tổ chức cá nhân nào nhưng rốt cuộc, cả hai đợt giám sát của QH mà vẫn chưa thấy ai phải nhận trách nhiệm.

"Mình cứ có bầu, cha mẹ ắt phải lo"

Hội chứng nhà máy đường, nhà máy bia, xi măng lò đứng, khu công nghiệp... là kết quả của chủ trương phân cấp đầu tư cũng bị nhiều ĐB chỉ trích.

"Ngân sách hàng năm chỉ rót 6 - 7 tỷ đồng nhưng có tới gần 30 nghìn dự án được phê duyệt, kiểu gì mà chẳng dàn trải", ĐB Đinh Bộ Lĩnh lên tiếng.

ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai: "Luật về đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn thiên về lợi ích cho bộ ngành chủ quản". Ảnh : LAD

ĐB Nguyễn Bá Thanh cảnh báo, sắp tới sẽ có "hội chứng" nhà máy thép và nhà máy đóng tàu. "Địa phương cứ làm quá khả năng của mình. Rồi mắc nợ, rồi đi xin. Cứ nói đùa với nhau thôi thì "mình cứ lỡ có bầu ra rồi thì cha mẹ cũng lo thôi". Người ta sẽ còn tiếp tục tùy tiện nếu không quy định trách nhiệm cá nhân".

Ông Thanh lấy dẫn chứng có nhà máy đường ở miền Trung xây dựng xong, do hoạt động thiếu nguyên liệu nên chuyển vào tít tận Nam Bộ, vẫn không hiệu quả: "Tốn kém hàng mấy chục tỷ đồng mà đâu có thấy ai chịu trách nhiệm?".

Chủ trương phân cấp nhằm tăng tính tự chủ cho địa phương, nhưng do giám sát, kiểm tra chưa chặt nên dẫn đến dàn trải, cát cứ giữa các vùng, ngành và sự cạnh tranh không lành mạnh, chồng chéo.

Tại TP.HCM, có 24.000 DN hoạt động xây dựng được Sở KHĐT cấp phép nhưng Sở Xây dựng không nắm được nên không thể kiểm tra để phòng ngừa và xử phạt vi phạm. Việc phân cấp đầu tư cho cấp huyện, xã chưa xuất phát từ năng lực quản lý của địa phương.

"Thế là miền núi thì phá rừng trồng lúa. Mà đồng bằng thì phá lúa xây sân golf", bà Huyền nói.

"Vì ở các nước, người ta phân cấp theo nguồn gốc ngân sách đầu tư, nếu nguồn gốc đó mà phân cấp của địa phương thì dù dự án quy mô cỡ nào thì trách nhiệm cũng là địa phương. Nếu nguồn vốn đó do TƯ tài trợ thì dù nhỏ hay lớn TƯ cũng phải chịu trách nhiệm, còn giao cho địa phương là cơ chế ủy nhiệm chứ không phải phân cấp. VN lại theo quy mô dự án, theo tiền", ĐB Trần Du Lịch cho hay.

Để tránh "hội chứng đầu tư", ĐB Phạm Thị Loan đề nghị, phải phân loại dự án, sắp xếp trật tự ưu tiên dự án một cách hệ thống; phân cấp, phân kỳ đầu tư và có kế hoạch kêu gọi vốn, kế hoạch vốn trung và dài hạn. QH sẽ là cơ quan cuối cùng phê duyệt quy hoạch và trật tự ưu tiên đầu tư kế hoạch vốn và nguồn vốn để tránh đầu tư tùy tiện, mạnh ai nấy chạy.

  • Lê Nhung
  •  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,