221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1122303
Chỉ Thủ tướng mới có thẩm quyền đình chỉ Vedan
1
Article
null
Chỉ Thủ tướng mới có thẩm quyền đình chỉ Vedan
,

 - "Các cơ quan có thẩm quyền đã xem xét cân nhắc khả năng xử lý trách nhiệm hình sự với Vedan nhưng chúng ta vẫn có những vướng mắc về mặt pháp lý", Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trao đổi với báo chí bên hành lang phiên họp QH ngày 28/10.

Không phải "đẩy" trách nhiệm lên Chính phủ

Bộ trưởng Hà Hùng Cường. Ảnh: LN

Với tư cách Bộ trưởng Tư pháp, ông đánh giá thế nào về tranh cãi pháp lý giữa UBND tỉnh Đồng Nai với Bộ TN&MT trong thẩm quyền xử lý vi phạm Vedan?

- Vấn đề này phải dựa trên nhiều văn bản pháp lý chứ không chỉ Luật Bảo vệ TNMT vì bên cạnh còn có pháp luật về bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đầu tư, xử lý vi phạm hành chính...

Áp dụng theo điều 49 Luật Bảo vệ TNMT về xử lý vi phạm thì có điểm chưa rõ. Nhưng đã đến mức phải tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động của công ty chưa thì còn phải cân nhắc.

Trước mắt, nên dừng ở 2 quyết định của Bộ TN&MT là đủ. Một là quyết định xử phạt hành chính, hai là quyết định đình chỉ xả nước thải vào nguồn nước.

Trước mắt, quyết định của Bộ trưởng TNMT tạm đình chỉ giấy phép xả nước thải là đầy đủ rồi vì bản chất hoạt động của công ty này là dùng nước và xả nước. Những hoạt động khác không liên quan như sản xuất kinh doanh, trồng sắn… không nhất thiết phải đình chỉ.

Tất nhiên còn phải phụ thuộc vào thái độ DN. Nếu DN không thực hiện nghiêm túc thì có thể áp dụng các chế tài khác như tạm thời đình chỉ toàn bộ hoạt động, thậm chí cuối cùng là rút giấy phép đầu tư.

UBND tỉnh Đồng Nai cho là thẩm quyền xử lý thuộc Bộ TNMT còn Bộ lại cho rằng việc quản lý các cơ sở trên địa bàn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh?

- UBND tỉnh Đồng Nai cũng có lý của họ vì chưa rõ cơ sở pháp lý để họ ra quyết định đình chỉ một liên doanh đóng trên địa bàn. Phải có sự ủy quyền của Thủ tướng thì UBND tỉnh này mới làm được.

Luật Tổ chức HĐND, UBND cũng đã quy định về việc quản lý các cơ sở trên địa bàn, nhưng trong những vụ việc cụ thể lại không có những quy định rõ ràng.

Đây là công ty Đài Loan đầu tư vào Việt Nam, có hiệp định bảo hộ đầu tư được ký giữa hai bên.

Vậy để đình chỉ hoạt động của Vedan thì Bộ TNMT hay UBND tỉnh Đồng Nai có thẩm quyền?

- Mặc dù Vedan đóng trên địa bàn Đồng Nai nhưng kết quả khám phá, phát hiện ra vi phạm là của Thanh tra Bộ TNMT. Vậy thì nó thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT và Bộ này đã làm, với cơ sở pháp lý đúng đắn và đầy đủ trách nhiệm.

Còn làm tiếp nữa hay không thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt, trong đó có thái độ khắc phục và chấp hành quyết định xử phạt hành chính của công ty này. Bởi vì mục đích của ta không phải là triệt tiêu sản xuất.

Dùng đến biện pháp cuối cùng này thì không phải thẩm quyền của Bộ TNMT hay UBND tỉnh Đồng Nai nữa mà là của Thủ tướng. Nếu thấy cần thiết đến mức phải đình chỉ thì Bộ Tư pháp sẽ đề nghị Thủ tướng ủy quyền cho UBND tỉnh Đồng Nai xử lý.

Vậy là trách nhiệm lại tiếp tục được đẩy lên Chính phủ?

- Nói là đẩy lên cũng không đúng bởi việc quy trách nhiệm cho UBND tỉnh Đồng Nai chưa rõ ràng. Hơn nữa khởi sự việc này là Bộ TNMT, kết quả thanh tra cũng là của Bộ TNMT.

Vướng mắc pháp lý

Thủ tướng đã có chỉ thị quy định trách nhiệm của người đứng đầu nhưng đến giờ chưa có người đứng đầu nào chịu trách nhiệm về các sai phạm trong địa bàn, lĩnh vực quản lý của mình?

- Tôi chưa thể nói được gì. Nhưng với trường hợp Vedan thì phải tính, vì khi họ vào hoạt động, chúng ta chưa có luật bảo vệ môi trường, khi có luật thì chúng ta mới yêu cầu có đánh giá tác động môi trường, mà cái này lại do Bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt.

Ô nhiễm nghiêm trọng ngay cửa xả của Vedan VN. Ảnh: Hồ Thu
Do đó, trước khi nhà máy đi vào vận hành, lẽ ra phải kiểm tra rõ nhưng chúng ta không kiểm tra, vì thế có cả trách nhiệm của địa phương lẫn trung ương. Quy trách nhiệm cả cho ông Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng không được.

Với những sai phạm tương tự tại nhiều quốc gia, họ đã có thể bị truy tố. Vậy tại sao ở nước ta lại không làm được? Vướng ở những quy định nào thưa ông?

- Quả thật, các cơ quan có thẩm quyền đã xem xét cân nhắc khả năng xử lý trách nhiệm hình sự nhưng chúng ta vẫn có những vướng mắc về mặt pháp lý.

Lần này Chính phủ đã đề nghị với QH sửa đổi tội danh này trong Bộ luật Hình sự. Nếu được chấp thuận thì việc xử lý hình sự sẽ thuận lợi hơn vì trong các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường có điều kiện là sai phạm đó đã có quyết định xử lý hành chính trong thời gian 1 năm về trước nhưng nếu không khắc phục hậu quả thì mới xử lý hình sự.

Có ĐB nêu rằng tại sao không xử lý pháp nhân, nhưng Bộ luật Hình sự của chúng ta chưa quy định việc này.

  • Lê Nhung (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,