221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1121741
Nam đại biểu không đồng ý tăng thuế bia hơi
1
Article
null
Nam đại biểu không đồng ý tăng thuế bia hơi
,

 - Tăng thuế suất bia hơi lên 55% có làm hạn chế nhu cầu giải khát bình dân không? Tại sao các mặt hàng “xa xỉ phẩm” như mỹ phẩm cao cấp, dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ, chăm sóc nhan sắc lại vẫn đứng ngoài diện chịu thuế… Đây là nội dung tranh luận của các ĐBQH tại phiên thảo luận sáng 27/10 về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

 

Trong khi hầu như các nữ ĐBQH đều kiến nghị phải tăng thuế TTĐB với bia hơi thì các nam ĐBQH đề xuất không tăng thuế với mặt hàng giải khát "bình dân" này. 

 

ĐBQH tiếp tục tranh luận trong giờ giải lao. Ảnh: Lê Anh Dũng

 

Phó Bí thư tỉnh Đoàn Đồng Tháp Huỳnh Thị Hoài Thu khẳng định: “Tăng thuế TTĐB cho bia hơi từ 30% lên 55% là phù hợp vì uống rượu bia vào dễ nảy sinh tệ nạn. Chỉ có một số ít người xem đây là mặt hàng giải khát”.

 

Theo luật hiện hành, thuế suất bia hơi đã được giảm từ 50% xuống 30% và theo lộ trình năm 2008 đưa lên 40%. Nhưng dự thảo luật đề xuất bia áp dụng thuế suất chung là 55%. Như vậy, thuế bia hơi sẽ tăng 25% so với hiện hành và tăng tới 15% so với lộ trình dự kiến. 

 

Trái với ý kiến của bà Thu, đa số ĐBQH nam đều cho rằng đây là loại giải khát bình dân, phù hợp với điều kiện “nhiệt đới” và để “kích cầu” sản xuất, Chính phủ cứ giữ nguyên mức thuế hiện hành và nên đánh thuế vào mặt hàng khác.

 

Khi dự kiến tăng thuế bia hơi từ 30% lên 40%, đã có khoảng 50% doanh nghiệp không thể tiếp tục sản xuất được. Giữ nguyên thuế với loại bia này còn thể hiện tính nhân văn trong điều kiện thời tiết ở VN”,  GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên Võ Minh Thức nói.

 

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn còn đề xuất “có thể bỏ bia hơi ra khỏi diện chịu thuế” vì sản xuất mặt hàng này đa phần là DN vừa và nhỏ.

 

Không ít ĐB lo ngại rằng đông đảo người lao động, cán bộ công nhân viên với mức thu nhập thấp sẽ không được thưởng thức loại nước giải khát ưa thích và phù hợp túi tiền này. Hơn nữa, thuế bia hơi càng cao, nguồn lợi do trốn thuế càng lớn, kích thích việc trốn thuế ở các cơ sở bia nhỏ, chất lượng kém.

 

Cùng với bia, nhiều ĐB cũng đề xuất chưa nên đánh thuế với máy bay và du thuyền.

 

Đánh thuế mỹ phẩm, spa có tước mất cơ hội làm đẹp?

 

Sản phẩm được đa số kiến nghị đưa vào diện chịu thuế TTĐB là mỹ phẩm cao cấp, các dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp (spa). “Vì nếu không đánh thuế là Nhà nước đã bỏ qua các mặt hàng dành cho người có thu nhập cao”, ủy viên UB Đối ngoại QH Nguyễn Thị Mỹ Hương nói.

 

Ông Hà Tuấn Hải (Phú Thọ) đồng tình: “Đặc biệt khi nền kinh tế đang khó khăn như hiện nay, đánh thuế với các loại hình này cũng là một cách để hạn chế tiêu dùng”.

 

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hương bổ sung: “Không nên tăng thuế với dịch vụ mát-xa, nhưng dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cao cấp và các mặt hàng kim cương, đá quý là hàng hóa xa xỉ thì nên đưa vào diện chịu thuế”.

 

Trái lại, ủy viên UB Pháp luật Nguyễn Văn Pha cho rằng dự thảo luật không áp thuế với mỹ phẩm cao cấp và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là hoàn toàn hợp lý. “Đây là những mặt hàng và dịch vụ chăm sóc, tôn vinh chị em, nếu đánh thuế sẽ tước mất của chị em cơ hội làm đẹp”, ông Pha nói.

 

Các ĐBQH cũng tiếp tục tranh luận về việc nên hay không đánh thuế điều hòa nhiệt độ công suất từ 9.000 BTU trở xuống, thuế suất bao nhiêu cho sân golf là hợp lý, cũng như các mức thuế cho mặt hàng ô tô để phù hợp với chiến lược của ngành giao thông.

 

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,