221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1120351
Quy hoạch không phải là ngồi vẽ rồi giải tỏa nhà dân
1
Article
null
Quy hoạch không phải là ngồi vẽ rồi giải tỏa nhà dân
,

 - Chiều 22/10, thảo luận tại tổ về dự Luật Quy hoạch đô thị, ĐBQH Trần Du Lịch đề xuất phải tính đến tác động của quy hoạch với đời sống người dân. "Hiện chúng ta toàn ngồi vẽ trên máy, muốn giải tỏa chỗ nào thì tô lên".

ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đóng góp những ý kiến bao quát nhất về dự án Luật QHĐT. Ông nhận xét hiện dự án Luật mới chỉ thiên về yếu tố kỹ thuật, tức mảng thẩm định, phê duyệt... quy hoạch chứ chưa làm được mảng tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch và tác động của quy hoạch đối với quyền và nghĩa vụ người dân.

Áp tiêu chí VN, Washington, Canberra không thể là thủ đô

Ảnh: LAD
Ông Lịch đề xuất bổ sung điều kiện chỉnh trang đô thị, trong đó cơ quan quy hoạch "không bao giờ có quyền vẽ ra quy hoạch rồi quyết định giải tỏa nhà cửa của dân mà không điều tra xã hội học. Hiện chúng ta toàn ngồi vẽ trên máy, muốn giải tỏa chỗ nào thì tô lên, không tính đến đời sống của người dân".

Về khái niệm đô thị, ông Lịch nói đến một đặc điểm ở nhiều thành phố của VN, phần nông thôn vẫn lớn gấp nhiều lần đô thị, "ruộng nhiều hơn phố". Nhưng ông đề nghị cân nhắc tiêu chí phân loại đô thị, không phải theo quy mô dân số hay mật độ đô thị hóa như xếp hạng hành chính, mà quan trọng là xác định đâu là đô thị sinh thái, đâu là đô thị du lịch... và những đô thị này "không nhất thiết phải có mật độ dân số cao".

"Nếu theo tiêu chí xếp loại của VN thì Đà Lạt không bao giờ thành đô thị, thủ đô Washington của Mỹ hay Canberra của Úc không bao giờ là thành phố trực thuộc trung ương được".

Về trách nhiệm lập quy hoạch, ông Trần Du Lịch nghiêng về hướng giao cho chính quyền địa phương làm, đồng thời phải có kiến trúc sư trưởng trong khi thị trưởng thành phố phải nắm trong tay 2 cơ quan là quy hoạch và môi trường.

Riêng đối với công tác điều chỉnh quy hoạch, ông Lịch cho rằng dứt khoát phải có quy định chặt chẽ để chấm dứt tình trạng điều chỉnh "tùy tiện", "thay đổi xoành xoạch mỗi khi "ông" này, "ông" kia "lên". Đặc biệt, ông Lịch nhấn mạnh phải quy hoạch chi tiết mật độ xây dựng và tầm cao. Ông chỉ trích chính sách của TP.HCM "trên một con đường, nhà ở được cao bình quân 3,5 tầng".

Tư nhân trong và ngoài nước được lập quy hoạch đô thị

UB Kinh tế đề nghị bổ sung vào dự án Luật quy định cụ thể cho việc tổ chức cá nhân nước ngoài được hành nghề lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam để có thể tận dụng được kinh nghiệm và trình độ lập quy hoạch đô thị tiên tiến trên thế giới.

UB Kinh tế cũng cho rằng nên giao cho địa phương tổ chức lập quy hoạch đô thị vì không ai hiểu địa phương đó bằng chính những con người sống ở đó. Việc lập quy hoạch đô thị sẽ do các tổ chức có đủ điều kiện, kể cả các tổ chức tư vấn nước ngoài lập quy hoạch đô thị thực hiện theo hợp đồng với Ủy ban nhân dân.

Ông Lịch giải thích: "Bình quân như thế nghĩa là người nào "chạy" tốt thì được xây 10 tầng, ai "chạy" kém thì chỉ được xây 1-2 tầng. Đáng lẽ phải công khai cho dân được xây dựng mấy tầng trên từng thửa đất chứ không phải "chạy".

ĐB Lịch cũng đề nghị phải bổ sung vào Luật nội dung quy hoạch vùng đô thị vì việc này trên thực tế đã có ở HN và TP.HCM.

Một bất cập nữa được ông Lịch nhấn mạnh là quy hoạch đô thị phải dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH nhưng "cái này lại không có luật". "Phải chăng phải có luật quy hoạch KT - XH trước để làm cơ sở?"

ĐB Nguyễn Việt Dũng (TP.HCM) đề nghị không giao thẩm quyền lập quy hoạch cho cấp quận, huyện với dẫn chứng ở 24 quận, huyện của TP.HCM. "Giao cho 24 quận, huyện làm quy hoạch khiến TP.HCM có thể trở thành cái áo vá 24 mảnh. Bởi cấp quận chỉ có cùng lắm 2 người có chuyên môn kiến trúc nhưng còn tầm nhìn thế nào, khó mà đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch".

ĐB - Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo nói làm quy hoạch thì không nên chỉ chú ý hạ tầng kỹ thuật mà bỏ quên hạ tầng xã hội. "TP.HCM có những khu chế xuất như Linh Trung có tới 150.000 dân mà không một cái chợ nào có trong quy hoạch. Vậy làm sao mà quản lý được đô thị?"

Tại tổ ĐB Thanh Hóa, ĐB Lê Hồng Sơn cũng đề xuất phải thêm mục tổ chức thực hiện và quản lý đô thị theo quy hoạch với lý do "nếu không đưa vào sẽ rất phức tạp, tạo cơ chế xin - cho". Đồng thời, ông đề xuất phải đưa vào Luật tiêu chí phân loại đô thị: "Tỉnh nào cũng có phong trào thành phố được công nhận loại 1 với loại 2, công nhận xong dân cũng chả được gì, có nơi đang từ loại 3 lên loại 2 khiến con em đi thi đại học mất nửa điểm".

Kiến trúc sư trưởng: Có cho vui?

Khác với ĐB Trần Du Lịch đồng tình với việc đô thị lớn phải có kiến trúc sư trưởng, ĐB Nguyễn Việt Dũng cho rằng: "Có kiến trúc sư trưởng hay không không quan trọng mà quan trọng là có chọn đúng con người đó không, với chuyên môn và tầm nhìn phải cao. Nếu không thì sẽ chỉ là vòng luẩn quẩn".

Ông Dũng cũng chỉ ra điều cần thiết phải xác định rõ mối quan hệ giữa kiến trúc sư trưởng, hội đồng kiến trúc và sở quy hoạch - kiến trúc cũng như trách nhiệm của từng vị trí. "Nếu không, tôi sợ sẽ lại chồng chéo, ai cũng có ý kiến nhưng không ai chịu trách nhiệm, nhà đầu tư sẽ phải chạy lòng vòng", ông cảnh báo.

Tại tổ HN, ĐB Nguyễn Tiến Dĩnh cũng e: "Sự chồng chéo sẽ khiến kiến trúc sư trưởng, với vai trò cá nhân, khó đủ sức tư vấn, quyết định cho vấn đề quy hoạch đô thị nói chung".

ĐB Đặng Văn Khanh (phải): "Đưa vào luật cho vui thì để làm gì?". Ảnh: LAD

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH Hà Văn Hiền cũng nhấn mạnh: "Nên có quy định về chức danh này nhưng phải minh bạch được chức năng, nhiệm vụ của kiến trúc sư trưởng"

Trong khi đó, ĐB Đặng Văn Khanh (Hà Nội) so sánh với quy hoạch kiến trúc quy củ của thời kỳ Pháp thuộc. Ông nhận định dự thảo Luật QHĐT vẫn chưa quy định rõ vai trò thực sự của kiến trúc sư trưởng.

"Tôi không phải người hoài cổ. Nhưng thời trước, người ta vẽ xong rồi được duyệt thì ai cũng chấp nhận. Nhưng giờ họ có vẽ xong chả để giải quyết cái gì. Đưa vào luật cho vui thì để làm gì?", ông Khanh chất vấn. 

Đưa ra "bức tranh di sản" về quy hoạch đô thị của những cựu kiến trúc sư trưởng ở Thủ đô trước đây để lại, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào tỏ ra ngao ngán về việc đặt vai trò quy hoạch vào tay những kiến trúc sư trưởng như dự thảo luật đưa ra.

Ông dứt khoát không đồng tình quy định về chức danh này do "đô thị Việt Nam nhìn từ máy bay xuống như một đống rác". Đó là chưa kể có nhiều đơn thư khiếu kiện liên quan đến vấn đề quy hoạch của người dân vẫn chưa giải quyết nổi.

"Mọi quy hoạch đã lộn nhộn rồi. Bệnh viện thì nằm cạnh trường học, nhà hộ sinh nằm cạnh văn phòng của chính quyền. Thật đau lòng. Liệu trách nhiệm có phần của các kiến trúc sư trưởng?", ông Đào nói. 

Đại biểu Đào băn khoăn nếu tồn tại chức danh kiến trúc sư trưởng thì có nhiệm vụ giúp ai, thuộc bộ máy nào trong khi vẫn tồn tại sở quy hoạch kiến trúc và dự thảo luật cũng đưa ra cả quy định về Hội đồng kiến trúc quy hoạch. "Chỉ cần củng cố sở quy hoạch kiến trúc và người đứng đầu của sở chính là nhạc trưởng quy hoạch của thành phố, đô thị đó".

  • Xuân Linh - Vân Anh 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,