221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1113022
Nạn nhân dioxin Việt Nam trong ống kính phóng viên Mỹ
1
Article
null
Nạn nhân dioxin Việt Nam trong ống kính phóng viên Mỹ
,

 - Cựu phóng viên ảnh tự do của hãng thông tấn AP Adam Nadel vừa có mặt tại Hà Nội để thực hiện một dự án ảnh lớn về chân dung đặc tả cuộc sống của các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam.

Adam Nadel từng được The New York Times đề cử giải thưởng Pulitzer 2006. Ông là chủ nhân giải nhất Ảnh báo chí thế giới năm 2004 và 2005, thể loại ảnh phóng sự thể thao và câu chuyện chân dung. 

Cuộc ra mắt ở Sante Fe, New Mexico

Cựu phóng viên ảnh tự do của hãng thông tấn AP Adam Nadel, người từng được The New York Times đề cử giải thưởng Pulitzer 2006, chủ nhân giải nhất ảnh báo chí thế giới năm 2004 và 2005 thể loại ảnh phóng sự thể thao và câu chuyện chân dung,  vừa có mặt tại Hà Nội để thực hiện một dự án ảnh lớn về chân dung đặc tả cuộc sống của các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam.

Cựu phóng viên hãng AP Adam Nadel: Nhiều người Mỹ chưa biết sự thực có hàng triệu người Việt Nam bị di chứng nặng nề của chất da cam/dioxin. Ảnh: Thu Hằng 

Đến Việt Nam lần đầu song Adam Nadel đã tiếp cận đề tài này qua sách báo tại Mỹ. Ông từng cùng các thành viên của Tổ chức Chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAORRC) tham gia hỗ trợ các hoạt động bên lề phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm của đoàn Hội nạn nhân da cam Việt Nam hồi tháng 6/2007 tại New York.

Trao đổi với VietNamNet, Adam Nadel nói: "Dư luận Mỹ cần biết nhiều hơn về di chứng của chất độc dioxin để lại đối với những thế hệ người Việt Nam. Đó là di chứng của cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra cho người Việt Nam và Mỹ phải có trách nhiệm giúp người Việt Nam làm lành vết thương".

"Thực tế, còn nhiều người Mỹ chưa biết sự thực có hàng triệu người Việt Nam bị di chứng nặng nề của chất da cam/dioxin từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tôi không nghĩ mình cổ hủ khi làm công việc đánh thức mọi người hiểu về những gì thế hệ cha mình đã từng làm trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây", Adam Nadel nói.

Cựu phóng viên ảnh Mỹ cũng cho rằng Chính phủ Mỹ nên dành sự quan tâm, hỗ trợ ở quy mô lớn hơn đối với các nạn nhân ảnh hưởng da cam/dioxin Việt Nam bên cạnh những hỗ trợ ban đầu giúp tẩy sạch môi trường.

Theo Adam Nadel, "cả Mỹ và Việt Nam đều đang nỗ lực vun đắp cho một tương lai tốt đẹp trong quan hệ hai nước. Ở khía cạnh nào đó, đã có những thừa nhận, đồng tình về những gì quá khứ diễn ra. Tôi hy vọng Chính phủ Mỹ sẽ có sự quan tâm thích đáng hơn, quy mô hơn đến các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam".

Dự án ảnh của Adam Nadel là hợp phần của một dự án hình ảnh lớn về đề tài di chứng của chiến tranh đối với con người do phóng viên này thực hiện trong 5 năm bằng nguồn tài chính cá nhân. Những bức ảnh sẽ được triển lãm tại bảo tàng ở New York và Sante Fe, New Mexico.

Hơn 3 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của chất da cam/dioxin.

Công lý thực sự

Ngày 4/10 tới, tại Manhattan, New York sẽ diễn ra buổi nói chuyện về da cam/dioxin Việt Nam với khách mời là 2 người phụ nữ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng cùng chịu ảnh hưởng nặng nề của di chứng dioxin: Đặng Thị Hồng Nhựt và Trần Thị Hoan.

Bà Đặng Thị Hồng Nhựt, 72 tuổi, nguyên cán bộ dân chính Tây Ninh, là nạn nhân ảnh hưởng chất dioxin, có chồng bị chết bởi nhiễm chất độc này trong chiến tranh. Bà Nhựt từng bị sảy thai, sinh con dị tật... Bản thân bà đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư.

Chị Trần Thị Hoan thuộc thế hệ thứ hai, sinh năm 1986, chào đời đã bị cụt 2 chân và tay trái do ảnh hưởng di chứng dioxin từ cha mẹ. Chị Hoan sống tại làng Hòa Bình Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh).

Hai người phụ nữ đến Mỹ theo lời mời của VAORRC. Họ sẽ đi vòng quanh nước Mỹ để diễn thuyết về di chứng, sự ảnh hưởng nặng nề của dioxin đối với không chỉ cá nhân họ mà với hơn 3 triệu người Việt Nam khác.

Với khẩu hiệu "Đã đến lúc giành lại công lý thực sự cho các nạn nhân ảnh hưởng chất da cam/dioxin Việt Nam", buổi diễn thuyết tại Manhattan, New York kêu gọi các hoạt động từ thiện, gây quỹ ủng hộ cho các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam.

Đây là đoàn nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam thứ tư sang Mỹ. Cùng với VAORRC, 4 tổ chức quần chúng ở Mỹ khác đã hỗ trợ cho chuyến đi này bằng quyên góp tài chính từ những người tình nguyện Mỹ.

  • Xuân Linh - Minh Thúy 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,