221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1091076
Công chứng tư - mô hình duy nhất trong tương lai
1
Article
null
Công chứng tư - mô hình duy nhất trong tương lai
,

 - "Tiềm năng của lĩnh vực công chứng còn rất lớn. Hoạt động công chứng đang khởi sắc và rất có triển vọng trong tương lai", Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp) Trần Thất dự báo.

Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp) Trần Thất: "Sứ mệnh của công chứng là công vụ, chứ không phải tư vụ". Ảnh: VA 

Người bạn của các ngân hàng, công ty

- Thưa ông, là người trực tiếp tham gia xây dựng Luật Công chứng, nay cầm kéo cắt băng khánh thành các VPCC - thành quả của công cuộc cải cách hành chính và cải cách tư pháp, cảm giác của ông thế nào?

Tôi rất mừng vì đây chính là mô hình tổ chức hành nghề công chứng trong tương lai, đến một giai đoạn nào đó sẽ chỉ còn mô hình duy nhất này.

Sau mt năm một tháng thực hiện Luật Công chứng, bước đầu có bộc lộ một số lúng túng, nhưng nay đã thu được kết quả: 52 công chứng viên (CCV) được bổ nhiệm để mở VPCC, số hồ sơ đang chờ xét duyệt còn rất nhiều. Cả nước, trong đó có Hà Nội, đã có gần 20 VPCC đang và chuẩn bị đi vào hoạt động. 

Tôi cho rằng, tiềm năng cho lĩnh vực này còn rất lớn. Hoạt động công chứng đang khởi sắc và rất có triển vọng trong tương lai.

- Phải rất tin tưởng ở khả năng tồn tại, trụ vững thì nhiều luật sư mới chuyển sang lĩnh vực công chứng, nhưng họ còn e ngại một điều là người dân nói chung vẫn tin tưởng những gì thuộc về Nhà nước hơn?

CCV dù làm việc phòng công chứng (Nhà nước - PV) hay VPCC đều thừa hành nhiệm vụ công của Nhà nước, sứ mệnh của công chứng là công vụ, chứ không phải tư vụ. Hoạt động xưa là hành chính, nay là dịch vụ công, sẽ cải thiện môi trường tiếp xúc giữa người yêu cầu công chứng và người thực hiện dịch vụ công chứng.

"Tranh chấp trong các quan hệ giao dịch dân sự đang trở thành phổ biến. Một trong những nguyên nhân quan trọng chính là các giao dịch dân sự thiếu những bằng chứng xác thực rõ ràng và có giá trị pháp lý.

Công chứng góp phần làm giảm thiểu các tranh chấp nói trên".

Trưởng VPCC Thăng Long Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ

Phòng công chứng và VPCC chỉ khác nhau ở chỗ, CCV VPCC không phải là công chức nhà nước, nhưng tới đây CCV ở phòng công chứng cũng chuyển thành viên chức. Thứ hai, nguồn ngân sách của VPCC không phải từ Nhà nước.

Ngoài hai điểm này, trách nhiệm cũng như chức năng, nhiệm vụ của phòng công chứng và VPCC không có gì khác biệt, giá trị pháp lý văn bản họ ký là như nhau.

Ngoài ra, thu nhập của CCV dù ở phòng công chứng hay VPCC đều phụ thuộc vào số lượng khách hàng, vào uy tín, chất lượng mà họ tạo dựng.

- Nhưng còn rủi ro trong hoạt động công chứng? Trong trường hợp phòng công chứng gây thiệt hại, đã có Nhà nước đứng ra bồi thường, còn công chứng tư thì sao?

Luật đã quy định rất rõ, bảo đảm an toàn cho các CCV và khách hàng. CCV chịu trách nhiệm vật chất trước khách hàng và trách nhiệm vật chất đó là 100%. 

CCV phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đền bù nếu gây thiệt hại. Ngoài việc tự bản thân CCV phải bồi thường thì còn có bảo hiểm chi trả.

Nhưng đừng nghĩ cứ công chứng là rủi ro. Công chứng là một thủ tục pháp lý rất chặt chẽ. Ngoài ra, từ nay trở đi, hoạt động quản lý Nhà nước, mà c th là của các S Tư pháp sẽ được tăng cường.

Những hợp đồng đầu tiên được ký kết ngay tại lễ khai trương VPCC.  Ảnh: VA
CCV chính là người bạn của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường: các ngân hàng, công ty... trong quá trình ký kết hợp đồng giao dịch, bảo đảm an toàn.

Phải sửa Luật Đất đai, Luật Nhà ở

- Trưởng VPCC Đông Anh là người từng tu nghiệp sau đại học Nga và thực tập nhiều VPCC bên đó. Ch k Nga, 1 km ph có th có 3 - 4 VPCC bởi đối tượng hợp đồng giao dịch được đưa vào công chứng rất rộng. Ví dụ, muốn cho ai mượn xe ô tô thì ch xe phải làm giấy ủy quyn. Ông có lo ngại rằng ở ta, các VPCC và k c phòng công chứng cũng s không có nhiều khách hàng, dẫn tới thua l không, bởi luật không "mở" như vậy?

"Tất cả các phòng công chứng đều sẽ phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

"Ông" Nhà nước hiện có nhiều ưu thế nhưng xu thế xã hội hóa là tất yếu, đến một lúc nào đó chúng tôi sẽ phải cắt giảm biên chế".

Trưởng Phòng công chứng số 4 (Hà Nội) Đặng Mạnh Tiến

Thực tế, chúng ta có một "biển" hợp đồng giao dịch, nhưng các luật như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, thậm chí Bộ Luật Dân sự vẫn quy định rằng, ngoài phòng công chứng ra, UBND cấp xã cũng có thẩm quyền chứng thực các hợp đồng giao dịch. 

Người dân có thể ra UBND chứ không đến phòng công chứng, trong khi theo điều tra của chúng tôi, hầu hết các hợp đồng giao dịch đất đai mà UBND xã chứng thực không đạt yêu cầu, bởi ông chủ tịch UBND xã có phải là chuyên gia pháp luật đâu.

Tôi khẳng định, nếu ra tòa thì gần 100% hợp đồng do UBND xã chứng thực đều vô hiệu.

Chúng tôi đang xây dựng đề án chiến lược phát triển tổ chức hành nghề công chứng, trong đó phải tạo việc làm cho công chứng. Về thể chế, phải sửa Luật Đất đai, Luật Nhà ở.

- Các VPCC cũng muốn được các phòng công chứng chia sẻ thông tin và được tiếp cận với phần mềm quản lý nghiệp vụ công chứng của Bộ Tư pháp. Bộ có sẵn sàng cho việc này?

Phòng công chứng và VPCC sẽ chia sẻ thông tin, đặc biệt về bất động sản. Theo Luật Công chứng, những thông tin trong dữ liệu chung có giá trị trong phạm vi toàn tỉnh.

Ví dụ một ngôi nhà được thế chấp để vay vốn, cần dữ liệu chung để chia sẻ để tránh trường hợp chủ nhân có thể đến nhiều VPCC khác nhau để công chứng nhiều lần, đi thế chấp ở các ngân hàng khác nhau.

Bộ Tư pháp có phần mềm master chung, sẽ hỗ trợ cung cấp dữ liệu chung trên cùng một tỉnh, CCV sẽ truy cập trước khi công chứng xem tài sản có đang thế chấp, hay tranh chấp không. Tương lai sẽ có dữ liệu chung cho toàn quốc.

Cũng phải nói thêm rằng giữa hai khu vực, không nên đặt ra vấn đề cạnh tranh mà phải cùng nhau hợp tác. Tới đây, sẽ thành lập Hiệp hội CCV để cùng nhau nâng cao nghiệp vụ, bảo đảm đạo đức hành nghề công chứng.

  • Vân Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,