221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1084738
HN cố không để công việc bị gián đoạn sau sáp nhập
1
Article
null
HN cố không để công việc bị gián đoạn sau sáp nhập
,

 - Tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 12 BCH Đảng bộ Hà Nội khóa XIV sáng 9/7, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị yêu cầu không để công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của Thủ đô mới làm ảnh hưởng, gián đoạn công việc chung.

Mỗi quận, huyện sẽ có thêm 2 cấp phó

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ Chính trị đã quyết định chủ trương chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội mới gồm toàn bộ các thành ủy viên Hà Nội hiện tại, tỉnh ủy viên của Hà Tây và cấp ủy viên thuộc huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: "Làm thật tốt công tác tư tưởng". Ảnh: XĐ

Ông Phạm Quang Nghị nói những công việc này cần thực hiện với tinh thần nghiêm túc, chấp hành sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội, vì yêu cầu, nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử của Thủ đô và cả nước.

Liên quan tới mở rộng Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: "Phải làm thật tốt công tác tư tưởng, việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, sử dụng và phát huy thật tốt mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người, nhân tố cán bộ, sao cho bộ máy và cán bộ được sớm ổn định để tập trung cho yêu cầu triển khai các công việc".

"Kiên quyết không để cho các hoạt động, công việc bị gián đoạn bởi sự sắp xếp bộ máy, tổ chức và cán bộ. Mặt khác, cũng thông qua công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, thông qua hoạt động thực tiễn và ý thức chấp hành của cán bộ để nhận xét, đánh giá, bố trí cán bộ cho thật khách quan, chính xác. Đây cũng là cơ hội đánh giá đồng chí nào hăng hái, nhiệt tình", ông Nghị nói.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau khi sáp nhập với Hà Tây, sẽ phải sắp xếp lại cấp trưởng và phân công lại cấp phó. Chế độ, chính sách vẫn giữ nguyên song công tác tư tưởng rất quan trọng vì "có người sẽ được bố trí đúng với nguyện vọng, có người không".

Ông Nghị cho biết sắp tới, mỗi quận, huyện của Hà Nội mới sẽ có thêm 2 cấp phó: 1 phó bí thư và 1 phó chủ tịch. Thời gian tới, cải cách hành chính và công tác cán bộ vẫn phải được tập trung thực hiện tốt. Người đứng đầu Thành ủy nhấn mạnh, không để xảy ra những vụ việc tiêu cực gây bức xúc như cán bộ ngành tòa án đòi hối lộ.

"Các vị này "có nghề" lắm, quyết tâm chạy án của họ cao lắm. Nếu chúng ta làm đúng 8 giờ hành chính là "lọt lưới", thua họ".

Ông Nghị chia sẻ với các cán bộ cơ sở khi công việc luôn nhiều hơn số người nhưng không thể làm mọi việc kiểu "đủng đỉnh" mà phải chọn việc bức xúc nhất làm trước. Ông cũng nói, thời gian tới, phải khắc phục tình trạng hiện nay, một bộ phận cán bộ "có khả năng làm nhưng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm".

Ai hay nói thì cho ngồi vào chỗ không nói được nữa

Bí thư huyện ủy Sóc Sơn Trần Đức Hoàn: "Phân loại đảng viên, cán bộ còn chưa thực chất". Ảnh: XĐ
Trước đó, thảo luận về báo cáo kiểm điểm công tác nửa nhiệm kỳ của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, bí thư các quận, huyện đã lên tiếng về lề lối làm việc của cấp sở.

"Ở huyện, "sướng" nhất là được các đồng chí thành phố về giúp đỡ tháo gỡ khó khăn, nhưng số lãnh đạo cấp sở về với chúng tôi mới chỉ "đếm trên đầu ngón tay". Các đồng chí bảo cho chuyên viên về, nhưng về một buổi sáng thì làm sao tháo gỡ được gì", Bí thư huyện ủy Sóc Sơn Trần Đức Hoàn phản ánh.

Ông Hoàn than: "Báo cáo thường nói "lãnh đạo xuống trực tiếp" nhưng chắc đến khi tôi về hưu mới có người xuống". Bí thư huyện ủy Sóc Sơn cũng phản ánh dư luận về một "chuyện lạ" trong điều hành của Hà Nội, đó là "gặp chuyên viên khó hơn gặp giám đốc sở".

Lo lắng vì tuổi bình quân đảng viên ở đảng bộ cơ sở có nơi lên đến 67, lực lượng trẻ bổ sung từ công nhân, nông dân rất ít, ông Trần Đức Hoàn cũng nói: "Phân loại đảng viên, cán bộ còn chưa thực chất. Người không làm được, không nói gì thì được phiếu cao và được sử dụng, "anh" nào hay nói thì cho ngồi ở chỗ không nói được nữa".

Về điều này, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Công Soái thừa nhận việc đánh giá đảng viên đang "cào bằng, người tốt cũng như người chưa tốt".

Bí thư quận ủy Tây Hồ Trần Huy Sáng thì cho rằng, để cải cách hành chính có hiệu quả thực sự, giảm tình trạng nhũng nhiễu, ách tắc, cần có chế tài đối với cán bộ, công chức. Trong khi đó, theo phó Ban Phòng, chống tham nhũng thành phố Đào Xuân Mùi, Hà Nội phải giảm được biên chế để có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với cán bộ.

Hà Nội cấm hàng rong đến cùng

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, Hà Nội chưa vội mở rộng lệnh cấm hàng rong ra các tuyến phố mới nhưng "không phải chỉ làm vài tuần, vài tháng rồi thôi mà sẽ làm đến cùng". 

Ông Nghị cũng nói thành phố sẵn sàng bỏ thêm kinh phí cho việc này, nếu thấy cần thiết, để đường phố được thông thoáng, giảm tai nạn giao thông.

  • Vân Anh 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,