221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1081098
Chất vấn: Nên chọn vấn đề thay vì chọn bộ trưởng
1
Article
null
Chất vấn: Nên chọn vấn đề thay vì chọn bộ trưởng
,

 - "Tôi đề nghị chất vấn tại kỳ họp thứ 4 QH sắp tới nên chọn vấn đề chứ không chất vấn từng bộ trưởng. Như vậy, chất vấn là dành cho Chính phủ. Thủ tướng chủ trì phiên chất vấn, trả lời ĐBQH và sẽ tùy nội dung để phân công các phó Thủ tướng, các bộ trưởng trả lời bổ sung", Chủ nhiệm UB Văn hóa, Thanh thiếu niên và nhi đồng QH Đào Trọng Thi đề xuất.

Đề xuất của ông Thi được đưa ra tại phiên làm việc sáng 30/6 của UBTVQH.

Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng: "Kỳ họp thứ ba với không khí làm việc thẳng thắn, trách nhiệm được cử tri ghi nhận". Ảnh: Phạm Hải

Diễn ra chỉ trong 1 ngày, phiên họp thứ 9 của UBTVQH dành gần trọn buổi sáng để nghe đánh giá và thảo luận rút kinh nghiệm về kỳ họp QH thứ ba vừa diễn ra.

"Thuận lợi, ai cũng nhận nhưng thất bại thì không thấy ai đứng ra"

Góp ý cho hoạt động chất vấn, ông Đào Trọng Thi khẳng định, chất vấn tại kỳ họp QH phải đổi mới theo hướng đi sâu lựa chọn những vấn đề thời sự để các thành viên Chính phủ cùng trả lời, làm rõ trách nhiệm, thay vì đặt câu hỏi cho từng bộ trưởng như hiện nay.

Theo ông Thi, có làm như vậy, chất vấn mới đi trúng chủ đề thời sự, Thủ tướng mới có nhiều thời gian để đối thoại trên diễn đàn QH. Chưa kể, nhiều nội dung đặt ra, không phải một vị tư lệnh ngành đứng lên giải trình là rõ được hết trách nhiệm.

"Hiện nay, do chọn bộ trưởng để trả lời nên có nhiều câu hỏi liên quan đến cá nhân, đời tư. Nhiều vấn đề chỉ thấy tính đơn lẻ của từng bộ, ngành chứ không có tính tổng thể".

"Như tình hình lạm phát vừa qua, không phải do lỗi của từng bộ nào. Đây là trách nhiệm chung của cả Chính phủ. Như vậy, người đứng đầu là Thủ tướng sẽ phải có trách nhiệm trả lời ĐBQH", ông Thi thẳng thắn.

Những nội dung chuyên sâu của từng bộ ngành, theo ông Thi, nên được thực hiện trong phiên chất vấn tại các phiên họp của UBTVQH. "Có như thế mới phân biệt được sự khác biệt và chuyên sâu giữa hai kỳ họp".

Chủ tịch Ủy ban Dân tộc K’sor Phước tán đồng: "Bộ nào chủ trì sẽ trả lời trước. Các thành viên Chính phủ khác có liên quan sẽ bổ sung sau. Đưa được vấn đề bức xúc nhất ra chất vấn tại QH sẽ phá được cái thế chuẩn bị sẵn văn bản".

Ông Phước phân tích thêm: "Như nửa năm vừa qua, ai cũng nói đến tình trạng giá cả, lạm phát. Nhưng ai giải quyết, ai chịu trách nhiệm? Chính phủ cam kết và thực hiện cam kết thế nào? Sắp tới, các dự án chậm tiến độ, bộ trưởng nào chịu trách nhiệm, mỗi năm tổn thất bao nhiêu? Không thể cứ mãi cơ chế tập thể chịu trách nhiệm chung chung".

"Thuận lợi, ai cũng nhận nhưng thất bại thì không thấy ai đứng ra. Chỉ nhân dân là người gánh chịu hậu quả", ông Phước nói.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên nói thêm: "Đúng là nên chọn vấn đề để tránh trùng lặp. Chẳng hạn, ra UBTVQH cũng lạm phát. Rồi đến lúc ra đến kỳ họp QH cũng lại lạm phát".

Nhiều ủy viên khác cũng cho rằng, kỳ họp QH thứ tư sắp tới nên dành nửa ngày để Thủ tướng trả lời chất vấn. Chủ nhiệm UB Quốc phòng Lê Quang Bình nhận định: "Thủ tướng cũng như các thành viên Chính phủ khác, nên trả lời bằng văn bản cho chất vấn của ĐB và ra trước diễn đàn QH tập hợp lại một số nội dung chính".

Nhiều vấn đề dân bức xúc, ĐB chưa dám nói

Góp ý cho hoạt động giám sát, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Thu Ba thẳng thắn: "Việc giám sát của chúng ta vẫn còn hình thức. Có những vấn đề cần nói, việc bức xúc cần làm mà dư luận đang rất quan tâm thì QH chúng ta không dám nói. Như vậy, từng ĐBQH sẽ phải đối mặt với câu hỏi của cử tri: "Tại sao những bức xúc của chúng tôi mà các ĐB lại không đề cập đến tại các kỳ họp?".

Bà Thu Ba khẳng định: "Nếu chúng ta còn tiếp tục vị nể, e dè thì giám sát sẽ càng ngày càng thiếu thực chất. Ngay anh em trong các ủy ban khi đi giám sát cũng có cảm giác e dè, không biết vấn đề này, vấn đề kia có nên nói ra hay không?".

Sau khi khẳng định một số kết quả mà kỳ họp đã đạt được, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận: "Hoạt động giám sát của QH vẫn chưa khắc phục được hạn chế về hiệu quả do các giải pháp đưa ra chưa thật sự mang tính đột phá. Việc đôn đốc các cơ quan thực hiện các kiến nghị giám sát cũng chưa được chú trọng".

Ông Trọng lưu ý, cùng với nhiều đổi mới trong cách thức tiến hành, cần đẩy mạnh công tác "hậu giám sát". Cụ thể, cần có Nghị quyết của QH về các vấn đề đã được chất vấn để chúng được giải quyết nghiêm túc và có chế tài với việc thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn.

Sáng 30/6, UBTVQH đã xem xét tờ trình về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4, QH khóa XII dự kiến sẽ khai mạc vào 20/10/2008, kéo dài trong 1 tháng.

Dự kiến, tại kỳ họp cuối năm này, QH sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến về 12 dự án luật.

Ngoài việc xem xét các báo cáo về tình hình KT - XH thường niên, dự kiến, các ĐBQH sẽ nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết QH về  điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,