221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1075166
Mở rộng Hà Nội: Cơ hội đổi mới bộ máy?
1
Article
null
Mở rộng Hà Nội: Cơ hội đổi mới bộ máy?
,

 - "Nhân dịp mở rộng Hà Nội sẽ phải sắp xếp cán bộ thì nên kiên quyết làm, thi tuyển công khai có được không? Ít nhất là ở những vị trí then chốt như chủ tịch phường, xã", ĐB Bùi Thị An kiến nghị tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố, sáng nay (13/6).

"Chưa thấy trách nhiệm UBND ở đâu"?

Dù 1/8 - ngày Hà Nội chính thức được mở rộng đã đến gần, HĐND Hà Nội hôm nay vẫn thảo luận và dự kiến thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm của thành phố 6 tháng cuối năm 2008.

Mô tả ảnh.
ĐB Ngô Văn Ny: "Phải nêu rõ trách nhiệm của ai, biện pháp khắc phục như thế nào". Ảnh: Phạm Hải
Thường trực HĐND thành phố cũng đã báo cáo các đại biểu Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô. 

Theo ĐB Ngô Văn Ny, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố có dấu hiệu chững lại, CPI tăng cao, mới 5 tháng đã lên đến gần 22%, một số chỉ tiêu kinh tế đạt thấp, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng cao. Đặc biệt, ông Ny nhận định: "Công tác tham mưu dự báo tình hình của Hà Nội chưa tốt, trong khi đó lại chưa thấy nêu trong những điều cần khắc phục".

Ông Ny cũng chưa hoàn toàn nhất trí với 5 nguyên nhân hạn chế, yếu kém mà UBND đưa ra, bởi "chưa thấy nêu trách nhiệm của UBND thành phố ở đâu". Ông Ny đòi hỏi "phải nêu rõ trách nhiệm của ai, biện pháp khắc phục như thế nào".

Nhận xét này được ĐB Bùi Thị An đồng tình: "Xin thành phố làm rõ nguyên nhân yếu kém, tôi thì vẫn thấy chung chung, cần chỉ ra quận huyện nào, lĩnh vực nào tốt, kém, trách nhiệm cá nhân, như thế mới rút kinh nghiệm được".

Bà An cũng cho rằng, mấu chốt là vấn đề cán bộ. Bà đề nghị: "Nhân dịp mở rộng Hà Nội sẽ phải sắp xếp cán bộ thì kiên quyết làm, thi tuyển công khai có được không? Ít nhất là những vị trí then chốt như chủ tịch phường, xã. Chứ nếu sắp xếp vào rồi thì khó thuyên chuyển. Thực tế qua giám sát, bản thân tôi thấy có những đồng chí ở cơ sở hành dân như bố mẹ dân".

ĐB Vũ Đức Tân chia sẻ: "Tôi thấy ý kiến của chị An rất hay, nhân dịp này nên đổi mới đội ngũ, với xu hướng trẻ hóa, đưa chính quyền điện tử vào sử dụng, nếu có chiến lược tốt thì đây chính là cơ hội để đẩy mạnh cải cách hành chính". 

Có mặt tại phiên khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng lưu ý Hà Nội phẩi khẩn trương triển khai tổ chức bộ máy sao cho hiệu quả, đồng thời phải có cơ chế đủ mạnh để thu hút nhân tài. 

Về phần mình, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ trước mắt là phải ổn định tư tưởng, sắp xếp ổn định bộ máy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. 

Định hướng mà Bí thư Nghị nói đến là nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội, tập trung sắp xếp bộ máy tổ chức cán bộ theo chỉ đạo của Trung ương. "Đặc biệt, mọi công việc phải thông suốt, không bị gián đoạn", ông Nghị nói.

Giảm 167 tỷ đồng chi thường xuyên

ĐB Vũ Đức Tân cho rằng Hà Nội cần chủ động để giải quyết bất bình ổn trong xã hội, tránh lặp lại cơn sốt gạo vừa qua. Với những công trình đầu tư phải hoãn, giãn tiến độ, ông Tân kiến nghị nên chăng thành phố xin Chính phủ một hình thức thích hợp, bởi với công trình đang làm mà bị đình hoãn thì thời gian chờ đợi sẽ gây lãng phí có khi còn lớn hơn khoản tiền tiết kiệm được.

Mô tả ảnh.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 14 HĐND Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải
Cũng hiến kế cho thành phố, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường và Nguyễn Thị Như Mai đề nghị lập một quỹ bình ổn thị trường, có nhiệm vụ mang lại tâm lý ổn định cho nhân dân, dành thế chủ động trước những diễn biến mới, kiểm soát chặt chẽ phân phối trong nước.

Theo báo cáo của UBND thành phố, tình hình KT - XH của Thủ đô trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do những biến động kinh tế trong và ngoài nước. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, gây nhiều khó khăn, lo lắng cho nhân dân. 

Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà Nội đạt thấp nhất trong 4 năm gần đây (11,9%). Nhập siêu cũng tăng vọt trong khi một số công trình trọng điểm chậm tiến độ. Điển hình của sự chậm trễ là dự án cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài, khu đô thị mới trung tâm Tây Hồ Tây.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Mạnh Hiển, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội trong 6 tháng cuối năm là thực hiện cắt giảm chi tiêu công, hoãn, giãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) không hiệu quả, chưa cần thiết kết hợp với việc thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các ngành, các cấp. 

Theo đó, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nghiêm việc rà soát, tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong sử dụng định mức về điện, nước, xăng dầu... tại các công sở. Giảm tối đa việc tổ chức và chi phí cho lễ hội, hội nghị, tổng kết, sơ kết, đi tham quan, khảo sát trong nước và công tác nước ngoài. Giảm tối thiểu 10% mức sử dụng xăng dầu, điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, vé máy bay... 

Dự kiến Hà Nội giảm 167 tỷ đồng từ dự toán chi thường xuyên của thành phố, vượt chỉ tiêu trung ương giao 2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư sẽ được sắp xếp lại theo hướng đình hoãn khởi công các dự án không có trong quy hoạch được duyệt. Thành phố sẽ thực hiện việc giãn tiến độ các dự án được phê duyệt hoàn thành từ năm 2007 trở về trước nhưng đã kéo dài thời gian thi công và đến hết năm 2007 mới bố trí được dưới 50% vốn. 

Các dự án có nhiều vướng mắc trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, chưa thực sự cấp bách... cũng bị giãn tiến độ. Theo đó, Hà Nội dự kiến giảm trên 518 tỷ đồng kế hoạch vốn của 29 dự án đã ghi trong kế hoạch 2008 để sắp xếp, bố trí lại kế hoạch vốn XDCB từ ngân sách. 

  • Vân Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,